Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”

HỒNG QUÂN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thực hiện Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Thành phố Hà Nội và Thành phố Bắc Kinh ký ngày 30/10/2022, trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm“Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh).

 Đây là những hoạt động bên lề nhân chuyến công tác của lãnh đạo Thành ủy- UBND Thành phố Hà Nội thăm Thành phố Bắc Kinh (tháng 5/2024) và thiết thực kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai Thành phố.

Tọa đàm diễn ra vào chiều ngày 17/5/2024 tại Phòng Hội nghị số 1, Di Hòa Viên. Tham dự Tọa đàm có đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học và các chuyên gia, cán bộ của hai khu di sản.

Về phía Hà Nội có: Ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội; bà Nguyễn Hồng Chi, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội; GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử, ủy viên Hội đồng tư vấn khoa học nghiên cứu và bảo tồn khu di tích Cổ Loa và thành cổ Hà Nội.

Về phía Bắc Kinh có: Bà Trương Á Hồng, Phó Chủ nhiệm Trung tâm quản lý công viên Thành phố Bắc Kinh; ông Li Xiaoguang, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Văn phòng Quản lý Di Hòa Viên; ông Vương Tiêu, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quản lý Di Hòa Viên, Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Di Hòa Viên; bà Vinh Hoa, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quản lý Di Hòa Viên; GS. Lữ Châu, Học viện Kiến trúc - Đại học Thanh Hoa.

Tọa đàm khoa học được tổ chức nhân dịp này là diễn đàn để các nhà khoa học và cán bộ chuyên môn hai đơn vị trao đổi các vấn đề bảo vệ, kế thừa và phát huy giá trị di sản văn hóa ở hai thành phố Hà Nội và Bắc Kinh.

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” - ảnh 1
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong (người thứ 3 từ phải sang) cùng lãnh đạo Thành phố Hà Nội và lãnh đạo Trung tâm quản lý công viên Bắc Kinh trước khi tham dự tọa đàm.
Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” - ảnh 2
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội và lãnh đạo Trung tâm quản lý công viên Bắc Kinh tặng quà lưu niệm

Tọa đàm tập trung thảo luận các nội dung chính: Giới thiệu về chủ trương, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị nhiều mặt của các di sản ở Bắc Kinh và Hà Nội; Chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu, bảo tồn, phục dựng các cung điện và phát huy các giá trị nhiều mặt của các di sản ở Bắc Kinh và Hà Nội; Tham vấn khoa học về định hướng cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội.

Các bản tham luận phía Hà Nội gồm 04 bài:

Bài 1. Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội: Giới thiệu tổng quan Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” - ảnh 3

Các đại biểu tham gia Tọa đàm tại Di Hòa Viên

Bài 2.  Ông Nguyễn Thanh Quang - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội: Nghiên cứu phục dựng điện Kính Thiên nhằm phát huy giá trị di sản Hoàng Thành Thăng Long.

Bài 3. GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam: Long Trì - Đan Trì trong cấu trúc Khu Trung tâm cấm thành Thăng Long - Đông Kinh thời Lý - Trần - Lê.

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” - ảnh 4
Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” - ảnh 5
Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” - ảnh 6
Các đại biểu phát biểu tại Tọa đàm

Bài 4. TS. Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội: Nghiên cứu Chính điện Kính Thiên thời Lê tại khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long qua các nguồn tư liệu sử học và định hướng bảo tồn, phục dựng.

Nội dung các bài viết giới thiệu về Khu Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long, một quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội. Công trình kiến trúc đồ sộ này được các triều vua Việt Nam xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử (từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18) và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam, được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa thế giới năm 2010. Chính phủ Việt Nam, Thành ủy, UBNDTP Hà Nội đang chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội nghiên cứu, bảo tồn, phục dựng một số cung điện. Kết quả của Tọa đàm sẽ nêu lên định hướng cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị nhiều mặt của các Di sản.

Các bản tham luận phía Bắc Kinh gồm 06 bài:

Bài 1. Văn phòng quản lý Di Hòa Viên: Tổng quan về Di sản văn hóa thế giới Di Hòa Viên

Bài 2. Trương Á Hồng: Vẻ đẹp cổ kính, phong cách hiện đại: Bảo vệ, kế thừa và phát triển các công viên lịch sử nổi tiếng ở Bắc Kinh

Bài 3. Lý Hiểu Quang, Triệu Hiểu, Yến Hoàng Hâm:  Bảo vệ và phát triển di sản Di Hòa Viên từ góc nhìn trí tuệ sinh thái

Bài 4. Vương Thụ Tiêu: Góc nhìn về vai trò và nghiên cứu thực tiễn về Di Hòa Viên, Di sản văn hóa thế giới trong xây dựng thành phố Bắc Kinh

Bài 5: Diêm Hiểu Vũ, Tôn Vỹ: Giám sát môi trường sinh thái Di sản văn hóa từ góc độ bảo vệ giá trị Di sản

Bài 6. GS. Lữ Châu: Bảo vệ có hệ thống các thành phố lịch sử - ví dụ từ thành phố Bắc Kinh

Nội dung các bài viết giới thiệu về Khu Di sản Thế giới Di Hòa Viên nói riêng và các di sản văn hóa thế giới tại Bắc Kinh nói chung. Di Hòa Viên nằm trong khu vực trọng điểm của hệ thống các di tích lịch sử và văn hóa Bắc Kinh, được biết đến là khu vực Tam sơn ngũ viên, là khu vườn Hoàng gia quan trọng nhất ở cố đô Bắc Kinh được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa thế giới năm 1998. Từ đó đến nay công tác nghiên cứ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản được chú trọng trên nhiều phương diện như quy hoạch, xây dựng cảnh quan, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ quản lý động thực vật hoang dã, đặc biệt là bảo tồn  các di tích kiến trúc cổ, phục dựng các công trình kiến trúc...

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” - ảnh 7

Đại biểu tham dự Tọa đàm chụp ảnh lưu niệm.

Tại buổi tọa đàm, trên cơ sở giới thiệu các hoạt động cụ thể đã triển khai tại di sản mình quản lý, hai bên hướng tới mục đích trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức, học hỏi lẫn nhau. Thông qua tọa đàm có thể đưa ra những hướng nghiên cứu, bảo vệ, phát huy giá trị di sản ở cả hai thành phố vốn có nhiều nét tương đồng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 100 năm ngày báo chí Cách mạng Việt Nam: Hội LHPN Hà Nội gặp mặt phóng viên báo chí theo dõi hoạt động Hội

Kỷ niệm 100 năm ngày báo chí Cách mạng Việt Nam: Hội LHPN Hà Nội gặp mặt phóng viên báo chí theo dõi hoạt động Hội

(PNTĐ) - Kỷ niệm 100 năm ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), sáng 18/6, Hội LHPN Hà Nội gặp mặt phóng viên báo chí theo dõi hoạt động Hội. Tham dự buổi gặp mặt có đồng chí Lê Kim Anh - Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Thành phố Hà Nội, đồng chí Phạm Thị Mỹ Hoa - Phó Chủ tịch Hội LHPN, đồng chí Lê Quỳnh Trang - Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô cùng các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí Trung ương và Thành phố.
Trực tiếp Giao lưu gương điển hình tiên tiến “Phụ nữ Thủ đô Tự tin - Hội nhập - Kết nối thành công” năm 2025

Trực tiếp Giao lưu gương điển hình tiên tiến “Phụ nữ Thủ đô Tự tin - Hội nhập - Kết nối thành công” năm 2025

(PNTĐ) - 8 giờ 30 phút  ngày 18/6, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua khen thưởng Thành phố tổ chức Chương trình Giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Sáng tạo - Hội nhập - Kết nối thành công” năm 2025. Chương trình được tổ chức trang trọng, ý nghĩa, trực tiếp tại Hội trường trụ sở Hội LHPN Hà Nội (số 7 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy) và trực tuyến trên Báo Phụ nữ Thủ đô điện tử tại địa chỉ: http://baophunuthudo.vn và fanpage Hội LHPN thành phố Hà Nội.
Họp báo quốc tế công bố vận hành mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp tại Việt Nam từ ngày 1/7/2025

Họp báo quốc tế công bố vận hành mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp tại Việt Nam từ ngày 1/7/2025

(PNTĐ) - Sáng 17/6, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức họp báo quốc tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.
Hà Nội phải làm gương, dẫn dắt và truyền cảm hứng cải cách cho cả nước

Hà Nội phải làm gương, dẫn dắt và truyền cảm hứng cải cách cho cả nước

(PNTĐ) - Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo Hà Nội cần biến quá trình chuẩn bị đại hội Đảng các cấp thành một cuộc tổng động viên trí tuệ, tinh thần và khát vọng phát triển để từ đó định hình một tầm nhìn mới cho Thủ đô trong thời đại mới. Đặc biệt, công tác nhân sự không phải chỉ là cơ cấu đủ đại diện mà còn là lựa chọn những người có đủ tâm - tầm - tài - thực lực để gánh vác sự chuyển mình của Thủ đô trong giai đoạn mới. Cán bộ không chỉ cần có bản lĩnh chính trị vững vàng mà còn phải có tư duy cải cách, khả năng dẫn dắt thay đổi, nhạy bén trước xu thế và quan trọng nhất là dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.