Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn: Gia Lâm, Đông Anh rà soát các tiêu chí thành lập quận

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều ngày 22/6, tại UBND huyện Gia Lâm, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tham vấn về việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị thành lập đơn vị hành chính quận và các phường thuộc quận trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn: Gia Lâm, Đông Anh rà soát các tiêu chí thành lập quận - ảnh 1
Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu tại hội nghị

 

Tham dự hội nghị có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn; Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương Phan Trung Tuấn, Bộ Nội vụ; cùng lãnh đạo các sở, ngành thành phố, huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm.

Tại hội nghị, đại diện các sở, ngành thành phố: Nội vụ, Tài chính - Kế hoạch, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch - Kiến trúc đã đánh giá: Hai huyện Gia Lâm và Đông Anh đều cơ bản đạt tiêu chí cân đối thu - chi ngân sách, tuy nhiên các xã, thị trấn thực hiện tiêu chí này còn khó khăn.

Về trình độ phát triển hạ tầng đô thị, hai huyện Đông Anh, Gia Lâm đều có vướng mắc liên quan đến hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng Hà Nội đã báo cáo UBND thành phố để hai huyện hoàn thiện hồ sơ.

Riêng tỷ lệ thu gom xử lý nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Đông Anh (hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung) cần được đầu tư, hoàn thiện thêm.

Các tiêu chí về kiến trúc cảnh quan đô thị, tuyến phố văn minh, cảnh quan đô thị, các công trình kiến trúc tiêu biểu trên địa bàn hai huyện Gia Lâm, Đông Anh đều đạt. Tuy nhiên, huyện Gia Lâm còn cần có các quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận, để phù hợp với quy định.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn: Gia Lâm, Đông Anh rà soát các tiêu chí thành lập quận - ảnh 2
Quang cảnh hội nghị

Báo cáo tại hội nghị, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh khẳng định: “Việc thành lập quận Đông Anh là phù hợp với hiện trạng phát triển và tốc độ đô thị hóa của huyện, tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết lập mô hình tổ chức chính quyền đô thị phù hợp. Đây cũng là cơ hội thuận lợi giúp phát huy lợi thế, tiềm năng sẵn có để huyện bứt phá vươn lên trở thành đô thị văn minh, hiện đại.

Đồng thời, đây cũng là một trong những tiền đề nhằm cụ thể hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố “xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại” xứng tầm là một trong những “Trung tâm chính trị - kinh tế, du lịch, thương mại - dịch vụ của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thành phố Kết nối toàn cầu.”

Theo ông Nguyễn Xuân Linh, huyện đề xuất thành lập quận Đông Anh trên cơ sở nguyên trạng 185,68 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 437.308 người hiện có; thành lập 24 phường trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 24 xã, thị trấn hiện có.

Huyện Đông Anh có 9/9 tuyến phố văn minh đô thị, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 94,1%; 100% thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa. 

Kết quả cử tri đồng ý thành lập quận Đông Anh đạt 99,26%, cử tri đồng ý thành lập phường đạt 99,25% (huyện đã có báo cáo số 357/BC-UBND ngày 15/6/2023 gửi UBND Thành phố và Sở Nội vụ thành phố).

Lãnh đạo huyện Đông Anh đề nghị Vụ Chính quyền địa phương - Bộ Nội vụ, UBND thành phố và các sở, ngành chức năng tiếp tục quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn huyện trong quá trình xây dựng và thẩm định đề án thành lập quận.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn: Gia Lâm, Đông Anh rà soát các tiêu chí thành lập quận - ảnh 3
 Bí thư Huyện ủy Gia Lâm Nguyễn Việt Hà phát biểu

Báo cáo tại hội nghị, Bí thư Huyện ủy Gia Lâm Nguyễn Việt Hà cho biết: Sau khi huyện Gia Lâm được thành lập quận Gia Lâm đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên là 116,64km2 với quy mô dân số 309.353 người. Phương án thành lập 16 đơn vị hành chính cấp xã đạt tiêu chuẩn thành lập phường đối với tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số, gồm: Trâu Quỳ, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp, Yên Thường, Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá, Dương Quang, Lệ Chi, Yên Viên, Phù Đổng, Thiên Đức, Phú Sơn, Bát Tràng, Kim Đức.

Hiện nay, huyện Gia Lâm đã rà soát, đánh giá đạt 31/31 tiêu chuẩn thành lập quận. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 2 tiêu chuẩn (Trường THPT đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị), huyện đã hoàn thiện và đang phối hợp với sở chuyên ngành thống nhất đánh giá đạt tiêu chuẩn, dự kiến hoàn thành trong tháng 6/2023; 2 tiêu chuẩn (Công trình thương mại dịch vụ cấp đô thị, Mật độ đường giao thông đô thị) đang tiếp tục rà soát để thống nhất với các sở chuyên ngành thành phố, dự kiến hoàn thành trong tháng 7/2023.

Về phương án thành lập 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc đạt tiêu chuẩn thành lập phường, 16/16 xã của Gia Lâm đạt tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế xã hội; 14/16 xã đạt 13/13 tiêu chuẩn, 2/16 xã đạt 12/13 tiêu chuẩn.

Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiến nghị Bộ Nội vụ, UBND thành phố Hà Nội quan tâm để huyện sớm hoàn thành đề án trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn: Gia Lâm, Đông Anh rà soát các tiêu chí thành lập quận - ảnh 4
Đại diện Sở Tài chính Hà Nội có ý kiến tại hội nghị

Đại diện lãnh đạo Vụ Chính quyền địa phương - Bộ Nội vụ cho rằng: Huyện Gia Lâm cần lấy ý kiến của cử tri thường trú, tạm trú (từ 6 tháng trở lên) về việc xây dựng huyện thành quận; việc cân đối thu chi ngân sách phải đạt 100%.

Thời gian tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2030, do đó cùng với việc trình đề án thành lập hai quận, thành phố Hà Nội cần trình đồng thời đề án sắp xếp đơn vị hành chính của thành phố với Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tinh gọn thủ tục.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn giao các sở, ngành và hai huyện Đông Anh và Gia Lâm tiếp tục rà soát lại các tiêu chí thành lập quận và báo cáo UBND thành phố Hà Nội trong thời gian sớm nhất.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cần hành động để đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân, người lao động

Cần hành động để đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân, người lao động

(PNTĐ) - Sáng 24/9, tại Hà Nội, báo Kinh tế & Đô thị (KT&ĐT) phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, Dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác tổ chức tọa đàm với chủ đề “Đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân: Từ mục tiêu đến hành động”.
Hà Đông: 300 nữ đoàn viên công đoàn, đối tượng chính sách được khám sức khỏe miễn phí

Hà Đông: 300 nữ đoàn viên công đoàn, đối tượng chính sách được khám sức khỏe miễn phí

(PNTĐ) - Ngày 23/9, Liên đoàn Lao động quận Hà Đông phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Người Khuyết tật, Hội bác sĩ tình nguyện quận Hà Đông và Đảng ủy, UBND phường Yên Nghĩa tổ chức khám sức khỏe, cấp thuốc miễn phí, sàng lọc bệnh tim cho 300 nữ công nhân lao động, hội viên, gia đình chính sách, hộ cận nghèo trên địa bàn phường Yên Nghĩa.
Truyền thông “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực học đường – Xây dựng trường học an toàn, thân thiện”

Truyền thông “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực học đường – Xây dựng trường học an toàn, thân thiện”

(PNTĐ) - Ngày 23/9, tại huyện Đông Anh, Hà Nội, Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức chương trình truyền thông “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực học đường – Xây dựng trường học an toàn, thân thiện” nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ, trẻ em, gia đình và cộng đồng về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em, xây dựng trường học không bạo lực, xây dựng môi trường Thủ đô bình đẳng, an toàn, thân thiện với phụ nữ, trẻ em.
Đảm bảo an toàn, tính mạng và tài sản của Nhân dân là trên hết

Đảm bảo an toàn, tính mạng và tài sản của Nhân dân là trên hết

(PNTĐ) - Phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 13 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh: Đối với công tác phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn Thành phố, với quan điểm lấy người dân là trung tâm, là chủ thể; việc đảm bảo an toàn, tính mạng và tài sản của Nhân dân phải đặt lên trên hết, trước hết. Công tác phòng chống cháy, nổ là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Thủ đô.
Tăng tỷ lệ nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031

Tăng tỷ lệ nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031

(PNTĐ) - Ngày 22/9, tại Hà Nội, Hội LHPN Việt Nam phối hợp Tổ chức nhân dân Australia vì Y tế, Giáo dục và Phát triển hải ngoại (ALPHEDA) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp thúc đẩy tăng tỷ lệ nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031”.