Sở Giáo Dục và Đào tạo Hà Nội: Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo “con đang cấp cứu”

THU GIANG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trước tình trạng xuất hiện thủ đoạn lừa đảo “con đang cấp cứu” để yêu cầu phụ huynh chuyển tiền vào tài khoản, chiều 14/3, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (GD-ĐT) đã có công văn cảnh báo thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; khuyến cáo cha, mẹ học sinh trong toàn trường ở tất cả các cấp học nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa với các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng lừa đảo.

Sau TP Hồ Chí Minh, thời gian gần đây trên địa bàn TP Hà Nội đã xảy ra tình trạng các đối tượng lợi dụng viễn thông để gọi điện và nhắn tin cho người thân, cha mẹ học sinh, thông báo con em trong gia đình bị tai nạn đang cấp cứu hoặc nằm viện, cần chuyển tiền ngay để mổ, hoặc nhập viện điều trị nhằm chiến đoạt tà sản với thủ đoạn rất tinh vi.

Sở Giáo Dục và Đào tạo Hà Nội: Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo “con đang cấp cứu” - ảnh 1

Thông tin lừa đảo được phụ huynh chia sẻ cho nhau

Đề phòng, chống hiệu quả hành vi lừa đảo trên, Sở GD-ĐT Hà Nội đã ban hành công văn  677/SGDĐT-CTTT- KHCN về việc cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, đề nghị Trưởng phòng GD-ĐT các quận, huyện, thị xã, Hiệu trưởng các trường THPT, Giám đốc các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP Hà Nội tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, giáo viên, học sinh. Khuyến cáo cha, mẹ học sinh trong toàn trường ở tất cả các cấp học nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa với các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng lừa đảo.

Các đơn vị quán triệt đến cha, mẹ học sinh toàn trường nếu trường hợp nhận được cuộc gọi hoặc nhắn tin từ số máy lạ thông báo về việc học sinh là con em của gia đình bị tai nạn đang cấp cứu tại bệnh viện thì cần bình tĩnh xác minh, tuyệt đối không chuyển tiền cho đối tượng với bất kỳ hình thức nào. 

Đồng thời, liên hệ ngay với nhà trường xác minh thông tin chính xác và trình báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để được hỗ trợ, giúp đỡ.

Rà soát, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thông tin của cán bộ, giáo viên và học sinh. Tăng cường công tác phối hợp thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình; thông báo số điện thoại đường dây nóng của trường đến cha, mẹ học sinh và công khai trên Cổng thông tin điện tử của trường.

Có phương án tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin phản ánh về những sự việc và thủ đoạn lừa đảo để thông tin rộng rãi đến cha, mẹ học sinh nhà trường.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Phụ nữ thủ đô Việt Nam - Lào

Tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Phụ nữ thủ đô Việt Nam - Lào

(PNTĐ) - Thực hiện Biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy, tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Hội LHPN Hà Nội với Hội LHPN Viêng Chăn, CHDCND Lào giai đoạn 2022- 2025, chiều ngày 12/5, trong chương trình Đoàn công tác Hội LHPN Viêng Chăn do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Phụ nữ Lào, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn, Chủ tịch Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn Lienkham Vilaphanh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Hội LHPN Hà Nội.
Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào) đến thăm và làm việc tại Hà Nội

Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào) đến thăm và làm việc tại Hà Nội

(PNTĐ) - Từ ngày 10/5 đến 14/5,  nhận lời mời của đồng chí Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội, thực hiện biên bản biên bản thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2022-2025 giữa Hội LHPN Hà Nội và Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào), Đoàn đại biểu Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Phụ nữ Lào, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn, Chủ tịch Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn Lienkham Vilaphanh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Hà Nội.
Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.