Sửa đổi Luật Thủ đô là cơ sở bảo đảm pháp lý, bảo đảm nguồn lực xây dựng Thủ đô văn minh, văn hiến, hiện đại ​

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 1/12, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh và các đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 10 đã tiếp xúc trực tiếp kết hợp trực tuyến với cử tri huyện Sóc Sơn, Mê Linh sau kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV.

Phát biểu tại hội nghị, cử tri các huyện Mê Linh, Sóc Sơn bày tỏ ý kiến, tại kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã có rất nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, trí tuệ đóng góp cho dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Cử tri thành phố mong đợi việc sửa đổi lần này đáp ứng nhu cầu của thực tiễn để để xây dựng, phát triển Thủ đô xứng tầm với vị thế, vai trò, là Thủ đô xanh, sạch đẹp, văn minh hiện đại.

Tại hội nghị tiếp xúc cử tri, Thông tin về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ sáu, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết tại các phiên thảo luận tổ, thảo luận hội trường đã có 177 ý kiến tham gia vào dự thảo Luật. Trong đó các hầu hết các ý kiến đại biểu Quốc hội bảy tỏ ủng hộ với sự cần thiết sửa đổi Luật, đồng thời đề nghị dự thảo cần trao thêm quyền nhiều hơn nữa, cụ thể hơn nữa cho Thủ đô.

Sửa đổi Luật Thủ đô là cơ sở bảo đảm pháp lý, bảo đảm nguồn lực xây dựng Thủ đô văn minh, văn hiến, hiện đại  ​ - ảnh 1
Các đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 10 tại hội nghị tiếp xúc cử tri - Ảnh: HMO

Chủ tịch UBND thành phố thông tin, Luật Thủ đô năm 2012 là Luật đi đầu, khai sinh ra cơ sở pháp lý riêng cho một đơn vị hành chính, trên cơ sở đó Quốc hội đã ban hành nhiều nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù cho các địa phương khác. Việc sửa đổi Luật Thủ đô lần này có nhiều thuận lợi khi vừa kế thừa Luật hiện hành, vừa tiếp thu các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương khác.

Đồng chí Trần Sỹ Thanh khẳng định, việc sửa đổi Luật Thủ đô sẽ là cơ sở bảo đảm pháp lý, bảo đảm nguồn lực để hướng đến khát vọng xây dựng Thủ đô văn minh, văn hiến, hiện đại.

Bên cạnh việc xây dựng dự án Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch UBND thành phố cho biết, thành phố cũng đang xây dựng hai quy hoạch lớn, quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng để trình Chính phủ, Quốc hội.

Thông tin về công tác phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, dự báo thành phố sẽ tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) khoảng 6,2%; dự kiến thu ngân sách khoảng 400 nghìn tỷ đồng trong năm 2023; các lĩnh vực về an sinh xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, du lịch, quốc phòng - an ninh đều được bảo đảm và có kết quả tích cực.

Trong năm qua, UBND thành phố Hà Nội đã phân cấp cho các địa phương 9 lĩnh vực; phân cấp 16 lĩnh vực cho các sở, ban, ngành với tổng số 708 thủ tục hành chính. “Trong quá trình thực hiện, thành phố rút ra hai bài học. Một là, thấy đúng thì phải quyết tâm làm. Hai là, làm thì phải quyết liệt”, Chủ tịch UBND thành phố nói và cho biết, khi thực hiện phân cấp, ủy quyền thì rõ ràng công việc được sát sao hơn.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết Thành phố đang xây dựng hai quy hoạch lớn, quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng (Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô) để trình Chính phủ, Quốc hội. Hà Nội cũng đã xin khoản tài trợ khoảng 3 triệu USD, để mua toàn bộ ý tưởng về phát triển, về quy hoạch thủ đô của công ty tư vấn hàng đầu thế giới rất am hiểu về Việt Nam.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Chiều ngày 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và tại quê nhà Nhà Văn hóa, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng sớm ngày 26/7, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp nối. Những gương mặt trang nghiêm, những đôi mắt hoe đỏ luôn hướng về tấm di ảnh người con ưu tú của mảnh đất Đông Hội, Đông Anh được đặt trang trọng giữa lớp hoa vàng.