Sửa Luật Thủ đô tạo các cơ chế đặc thù, vượt trội cho sự phát triển của Thủ đô

VÂN NHI
Chia sẻ

(PNTĐ) - Một trong những mục tiêu sửa đổi Luật Thủ đô là nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện Luật Thủ đô hiện hành, đồng thời có các cơ chế đặc thù, vượt trội cho sự phát triển của Thủ đô.

Đại biểu Quốc hội Trương Thị Ngọc Ánh (TP. Cần Thơ) cho rằng, quy định tại dự thảo Luật lần này cần giải quyết được ba nhóm vấn đề lớn: thứ nhất, về xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính của cả nước, là “trái tim” của cả nước và cả nước vì Thủ đô; thứ hai, về xây dựng và phát triển một địa phương có những vấn đề đặc thù của một đô thị đặc biệt; thứ ba, xây dựng và phát triển Thủ đô là hạt nhân liên kết vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Trên cơ sở đó, đại biểu Trương Thị Ngọc Ánh nhận thấy, dự thảo Luật mới tập trung cho nhóm vấn đề thứ hai, các nhóm vấn đề thứ nhất và thứ ba chưa thực sự rõ nét và chưa có nhiều biện pháp hữu hiệu để thực hiện. Do đó, đại biểu đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu để bảo đảm cân đối, hài hòa các mục tiêu được đề ra khi xây dựng dự thảo Luật.

Sửa Luật Thủ đô tạo các cơ chế đặc thù, vượt trội cho sự phát triển của Thủ đô - ảnh 1
Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tạo cơ chế đặc thù, vượt trội để Hà Nội phát triển

Về quy hoạch Thủ đô, đại biểu Trương Thị Ngọc Ánh nêu vấn đề, Hà Nội phát triển qua nhiều thời kỳ, nhất là từ khi sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội để mở rộng phạm vi không gian, có đủ điều kiện cho quy hoạch xây dựng và phát triển Thủ đô. Tuy nhiên, từ thực tiễn 15 năm qua cho thấy, quy hoạch Thủ đô chưa đạt được mục tiêu kỳ vọng. Trong đó, lộ trình thực hiện quy hoạch chưa phù hợp dẫn tới mỗi thời kỳ lại điều chỉnh, thay đổi, phát sinh nhiều vấn đề và tiềm ẩn rủi ro cho đời sống nhân dân tại các khu vực “làng trong phố” ở nội đô, như vấn đề phòng cháy chữa cháy, quản lý dân cư, không gian môi trường sống, cơ sở vật chất cho giáo dục và y tế...

Để phù hợp với mục tiêu Thủ đô của cả nước là hình ảnh của đất nước và nhằm phát triển Thủ đô thực sự đúng tầm, đại biểu Trương Thị Ngọc Ánh nhấn mạnh, quy hoạch và lộ trình thực hiện quy hoạch Thủ đô phải được phê duyệt và kiểm soát chặt chẽ. "Quy hoạch tổng thể Thủ đô với tầm nhìn chiến lược và lộ trình thực hiện phải do Trung ương chỉ đạo việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện", đại biểu đề xuất.

Góp ý dự thảo luật, GS. Hoàng Văn Cường (Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng, xây dựng Luật Thủ đô phải đặt ra những yêu cầu phát triển cao hơn, phải có cơ chế khai thác các tiềm năng lợi thế nội tại và tạo ra sức hút mạnh mẽ hơn từ bên ngoài; phải quy định được vai trò, trách nhiệm quyền hạn của chính quyền và nhân dân Thủ đô cao hơn so với các địa phương khác của nước. Đại biểu cho rằng, yêu cầu trên phải được xác lập một cách đồng bộ, tổng thể mang tính bao trùm để tạo khuôn khổ pháp lý vượt trội cho Thủ đô phát triển.

Với tinh thần đó, đại biểu cho rằng, xây dựng phát triển quản lý bảo vệ Thủ đô phải quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy hoạch phát triển Thủ đô phải hướng đến các tiêu chí Thủ đô văn hiến, văn minh hiện đại và yêu cầu cao hơn các tiêu chuẩn, quy chuẩn chung của cả nước. Các công trình kiến trúc xây dựng Thủ đô phải mang ý nghĩa về giá trị văn hóa, lịch sử; phải tạo những không gian để quy tụ những đặc trưng của các vùng miền hiện diện tại Thủ đô; việc quản lý phát triển toàn diện toàn bộ không gian lãnh thổ Thủ đô theo tiêu chuẩn quản lý của đô thị đặc biệt, gồm có đô thị trung tâm và các vùng nông thôn các vùng đô thị bên ngoài theo mô hình là thành phố thuộc Thủ đô.

Với mô hình thành phố thuộc Thủ đô, toàn bộ những không gian này, kể cả như vùng nông nghiệp phát triển nông nghiệp đô thị nông nghiệp trải nghiệm cũng cần phải được cho phép xây dựng các công trình dịch vụ du lịch; không gian phát triển công nghiệp làng nghề cần phải được xây dựng các công trình thương mại dịch vụ. Để đáp ứng các yêu cầu nêu trên, Luật nên phân cấp, trao quyền cụ thể cho cho HĐND và UBND thành phố. Việc trao thẩm quyền rõ ràng sẽ không sợ bị lạm quyền hay làm phá vỡ quy hoạch; đồng thời luật cũng không nên quy định quá chi tiết sẽ vướng trong quá trình thực hiện.

Đại biểu nhấn mạnh, với quy định phân quyền và trao quyền như trên, nhiệm vụ và khối lượng công việc chính quyền thành phố phải thực hiện sẽ nhiều hơn, trách nhiệm giám sát phải cao hơn. Do vậy, cần phải có một cái mô hình chính quyền đô thị phù hợp hơn với trao quyền này như đề xuất của dự thảo luật là cần phải có cả HĐND cấp quận.

Người đứng đầu các cấp chính quyền đô thị phải có vai trò và có quyền tự quyết định nhiều hơn, tự chịu trách nhiệm cao hơn, số lượng đại biểu HĐND phải nhiều hơn, phải tăng tỷ lệ đại biểu HĐND chuyên trách để tăng tính chuyên nghiệp và yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ phải cao hơn.

Về quy định nguồn lực cho phát triển Thủ đô, đại biểu đồng tình với những cơ chế chính sách mà trong dự thảo luật đề ra; đồng thời nhấn mạnh một số những đến huy động tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực văn hóa thể thao và khai thác các di sản và phát triển du lịch.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chủ trì Hội nghị Hội đồng vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Hà Nội

Thủ tướng chủ trì Hội nghị Hội đồng vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Hà Nội

(PNTĐ) - Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Trình cấp có thẩm quyền phương án dự kiến giảm 8 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Trình cấp có thẩm quyền phương án dự kiến giảm 8 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(PNTĐ) -  Tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" vừa chủ trì Phiên họp thứ chín của Ban Chỉ đạo.
Các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội: Khẩn trương “vào việc” ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm mới

Các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội: Khẩn trương “vào việc” ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm mới

(PNTĐ) - Ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm mới 2025, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội bám sát thực hiện chủ đề năm của Hội LHPN Hà Nội “Phát huy truyền thống phong trào “Ba đảm đang”, phụ nữ Thủ đô tích cực tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” để đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, hướng tới mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội và phong trào phụ nữ.
HNEW : “Vươn cao vị thế” - xây dựng và phát triển Hiệp hội với quy mô ngày càng lớn mạnh

HNEW : “Vươn cao vị thế” - xây dựng và phát triển Hiệp hội với quy mô ngày càng lớn mạnh

(PNTĐ) - Tối 4/1/2025, Hiệp hội nữ Doanh nhân thành phố Hà Nội (HNEW) tổ chức chương trình chào Xuân. Chào Xuân là chương trình thường niên của HNEW. Đây không đơn thuần là chương trình chào đón năm mới, mà còn là cơ hội để gắn kết hội viên, tạo cầu nối giữa các nữ doanh nhân tại Thủ đô Hà Nội, thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng phát triển tập thể HNEW ngày càng lớn mạnh.