Diễn đàn báo chí toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức:

Thảo luận nhiều vấn đề "nóng" của báo chí cách mạng Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 15/3/2024, Diễn đàn báo chí toàn quốc với 12 phiên họp về các chủ đề trọng yếu, có tính cấp bách của nền báo chí cách mạng Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số đã chính thức khai mạc. Đây là diễn đàn lần đầu tiên được tổ chức bởi Hội Nhà báo Việt Nam, đem lại nét mới cho Hội Báo toàn quốc 2024.

Thảo luận nhiều vấn đề
Các đại biểu tham dự Diễn đàn

Tới dự phiên khai mạc Diễn đàn có các ông: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Lưu Quang - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Phan Văn Mãi - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UNBD TP.HCM; Nguyễn Mạnh Hùng, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số; Trần Thanh Lâm - Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Về phía Hội Nhà báo Việt Nam có các ông; Lê Quốc Minh - Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Nguyễn Đức Lợi- Nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Trần Trọng Dũng- Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

Công nghệ số là cú hích mạnh mẽ với báo chí

Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, công nghệ số ảnh hưởng đầu tiên và mạnh mẽ nhất là đối với lĩnh vực báo chí, truyền thông và tạo ra sự thay đổi căn bản của lĩnh vực này.

Thảo luận nhiều vấn đề
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Diễn đàn

Tuy nhiên, công nghệ số cũng đang thay đổi cách làm của báo chí. Đó là báo chí cần rộng hơn việc đưa tin, đáp ứng yêu cầu của độc giả muốn biết những gì ở phía sau quá nhiều những tin tức. Đó có thể là một sự diễn giải, phân tích hoặc bình luận tin tức. Đó có thể là một cái nhìn đa chiều, một sự thấu hiểu sâu sắc và trí tuệ, một sự diễn giải thú vị, đầy tính gợi mở, hoặc một giải pháp cho những vấn đề của đất nước.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, báo chí thay vì viết thì hãy làm nền tảng để mọi người viết. Thay vì để mọi người đọc trên trang ưeb của mình thì hãy để họ đọc trên các nền tảng khác nhau. Thay vì cung cấp thông tin thì hãy cung cấp tri thức. Thay vì tự làm thì hãy hợp tác. Thay vì để phóng viên phải xử lý rất nhiều thông tin thì hãy để họ xử lý những thứ mà rất ít thông tin và để cho AI xử lý rất nhiều thông tin. Thay vì tránh tai nạn thì hãy kiểm soát tai nạn.

Thảo luận nhiều vấn đề
Công nghệ số cũng đang thay đổi cách làm của báo chí

Cũng theo bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, công nghệ số, Internet và truyền thông xã hội là những cú hích mạnh mẽ để đổi mới báo chí. Sự đổi mới này sẽ chỉ làm tăng lên vai trò và sự đóng góp của báo chí cách mạng vào sự nghiệp xây dựng Việt Nam hùng cường và thịnh vượng.

Báo chí Việt Nam: Thách thức-Cơ hội

Đó cũng là tên bài thuyết trình của  Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh tại phiên khai mạc Diễn đàn.

Thảo luận nhiều vấn đề
Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh thuyết trình về chủ đề "Báo chí Việt Nam: Cơ hội - thách thức"

Theo đó, hiện nay, báo chí Việt Nam nói riêng, báo chí thế giới nói chung đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Đó là sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo AI. Khẳng định, AI đang góp phần cải thiện công việc của nhà báo, nhưng đồng thời, AI mang lại tiềm năng to lớn cho thế giới và cho nghề báo. Hiện nay, nhiều tòa soạn lớn trên thế giới cũng có chung nỗi lo trước những rủi ro mà AI có thể mang lại, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nội dung. AI cũng đang trở thành công cụ để nhiều đối tượng sử dụng, đưa ra thông tin giả khiến độc giả hoang mang.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh cho rằng các cơ quan báo chí cần phải thúc đẩy để ban hành những quy định pháp lý nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ của báo chí, để không bị sử dụng và phân tích bởi các hệ thống AI mà không có sự chấp thuận và không có đền bù tài chính thỏa đáng. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cũng cần tìm ra thị trường ngách, thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới. Cần xác định rõ đối tượng độc giả để có thể phát triển những mô hình kinh tế báo chí với biên lợi nhuận cao, người dùng trung thành hoặc mối quan hệ trực tiếp với các nhà quảng cáo cụ thể mà không bị lệ thuộc vào các nền tảng công nghệ.

Thảo luận nhiều vấn đề
Quang cảnh phiên khai mạc Diễn đàn

Đặc biệt cần kéo độc giả trở lại với báo chí. Trong đó, theo đánh giá của Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, báo in vẫn luôn có giá trị riêng. Vì vậy, vẫn cần gìn giữ báo in như một ấn phẩm đặc biệt.

Trong khuôn khổ Diễn đàn báo chí toàn quốc, ngoài hai phiên Khai mạc và bế mạc còn có 10 phiên thảo luận về các chủ đề như: Nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí; Xây dựng môi trường văn hóa báo chí; Báo chí dữ liệu và chiến lược nội dung vượt trội; Năng lực cạnh tranh của truyền hình trong thời đại A.I; Phát thanh năng động trong môi trường số; Đa dạng hóa nguồn thu các cơ quan báo chí, Vấn đề bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số…

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Chiều ngày 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và tại quê nhà Nhà Văn hóa, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng sớm ngày 26/7, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp nối. Những gương mặt trang nghiêm, những đôi mắt hoe đỏ luôn hướng về tấm di ảnh người con ưu tú của mảnh đất Đông Hội, Đông Anh được đặt trang trọng giữa lớp hoa vàng.