Thủ đô sẽ trở thành thành phố văn hiến, văn minh, hiện đại

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo dự kiến chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các đại biểu sẽ cho ý kiến lần cuối, trước khi bấm nút thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).

Để chuẩn bị cho việc sửa đổi Luật Thủ đô, Thành phố Hà Nội đã tiến hành đồng thời tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị (khóa XI) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2011-2020 và Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) là phải xây dựng các cơ chế đặc thù, vượt trội, đột phá

Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định mục tiêu đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là thành phố văn hiến, văn minh, hiện đại và trở thành trung tâm động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới; phấn đấu phát triển ngang tầm với thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Chính vì vậy, việc sửa đổi Luật Thủ đô là yêu cầu cấp thiết, để kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô theo Nghị quyết 15 và các nghị quyết khác dành cho Thủ đô, nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập trong quá trình thực hiện Luật Thủ đô năm 2012.

Mục tiêu xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) là phải xây dựng các cơ chế đặc thù, vượt trội, đột phá, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện Luật Thủ đô để xây dựng, phát triển Thủ đô xứng đáng với vị trí là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

PGS. TS Bùi Nhật Quang – Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chia sẻ: "Chúng ta bàn nhiều về thể chế phát triển nhanh và bền vững của đất nước, thực tiễn của Hà Nội là minh chứng rõ nét nhất, chúng ta phải tạo cơ chế đặc thù để Hà Nội với vị thế của mình sẽ dẫn dắt sự phát triển của đất nước".

Tổ chức chính quyền Thủ đô là một trong 9 nhóm chính sách để thể chế hóa vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Muốn thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được quy định trong Luật Thủ đô thì phải có tổ chức chính quyền năng động, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh gọn; phải có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; phải có chính sách để thu hút nhân tài để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao; đặc biệt là phải có những chính sách liên quan đến chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô. Có cơ chế đặc thù giúp trọng dụng nhân tài để xây dựng Thủ đô.

Nhà đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi nổi trội

Đặc biệt, nhà đầu tư khi đầu tư vào các dự án quy định tại điểm a, b, c, đ và điểm e khoản 1 Điều 43 Luật Thủ đô (sửa đổi) được hưởng các ưu đãi nổi trội: được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 10 năm và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho thời gian còn lại. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được giảm 50% tiền thuê mặt bằng công sản tại các trung tâm đổi mới sáng tạo của Thành phố.

Nhà đầu tư cũng được áp dụng mức thuế suất 5% thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản này được tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư.

Các doanh nghiệp hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực ưu tiên của thành phố Hà Nội được hưởng các ưu đãi. Đó là miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 5 năm từ thời điểm phát sinh thuế thu nhập phải nộp đối với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức khoa học công nghệ, trung tâm đổi mới sáng tạo và các tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát sinh trên địa bàn Thủ đô.

Thủ đô sẽ trở thành thành phố văn hiến, văn minh, hiện đại - ảnh 1
Quy hoạch phân khu sông Hồng được tập trung nguồn lực, ưu tiên thực hiện. Ảnh: HNM

Miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp của các cá nhân, tổ chức có khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp, quyền góp vốn vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thủ đô. Miễn một số tiêu chí đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu khi tham gia đấu thầu các gói thầu của thành phố Hà Nội, bao gồm yêu cầu về doanh thu, nguồn lực tài chính, hợp đồng tương tự và các yêu cầu khác để phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Khi đánh giá, xếp hạng hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, nhà thầu là doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoạt động trên địa bàn Thành phố Hà Nội được tính ưu đãi như đối với trường hợp nhà thầu cung cấp hàng hóa có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên theo quy định của pháp luật về đấu thầu, cách tính ưu đãi thực hiện theo quy định hiện hành.

Tổ chức, cá nhân đầu tư vào các dự án quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 (dự án đầu tư vào cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập, các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện, cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng) được miễn tiền sử dụng đất khi thành lập, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ các hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập, các cơ sở cai nghiện ma túy, tự nguyện, cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;

Đồng thời được hỗ trợ lãi suất vay vốn trong 5 năm đầu thành lập theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội. Tiền ủng hộ, tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp cho các hoạt động tư vấn, tuyên truyền, đấu tranh phòng, chống ma túy, cai nghiện ma túy, phát triển cho các mô hình mới về cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và tiền khen thưởng động viên cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống ma túy được tính là chi phí hợp pháp của doanh nghiệp khi hạch toán.

Tiền ủng hộ, tài trợ của các cá nhân cho các hoạt động tư vấn, tuyên truyền, đấu tranh phòng, chống ma túy, cai nghiện ma túy, phát triển cho các mô hình mới về cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và tiền khen thưởng động viên cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống ma túy được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với cá nhân cư trú tại thành phố Hà Nội./.

Tin cùng chuyên mục

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng sớm ngày 26/7, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp nối. Những gương mặt trang nghiêm, những đôi mắt hoe đỏ luôn hướng về tấm di ảnh người con ưu tú của mảnh đất Đông Hội, Đông Anh được đặt trang trọng giữa lớp hoa vàng.
Hàng nghìn người tiếp nối nhau thắp nén tâm nhang tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ngày Quốc tang thứ 2

Hàng nghìn người tiếp nối nhau thắp nén tâm nhang tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ngày Quốc tang thứ 2

(PNTĐ) - Sáng ngày 26/7, rất đông người dân đến sớm xếp hàng nghiêm trang theo hướng dẫn để chờ đến lượt viếng. Đầu giờ sáng, Hội trường Thống Nhất, TPHCM, quê nhà Đông Anh của Tổng Bí thư, nhà tang lễ Quốc gia đã chật kín người tới tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.