Thúc đẩy sự công bằng trong môi trường kỹ thuật số cho nữ giới

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo đã tạo ra những cơ hội chưa từng có để trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái. Nhưng công nghệ tiên tiến cũng đang tạo ra những hình thức bất bình đẳng mới và gia tăng các mối đe dọa đối với quyền và hạnh phúc của phụ nữ và trẻ em gái.

Thu hẹp mọi khoảng cách về tiếp cận kỹ thuật số

Phụ nữ và trẻ em gái vẫn còn gặp rất nhiều rào cản trong quá trình sáng tạo, sử dụng và quản lý các công cụ công nghệ, kỹ thuật số. Họ ít có khả năng sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số hoặc tham gia các nghề nghiệp liên quan đến công nghệ và có nhiều khả năng phải đối mặt với hành vi quấy rối và bạo lực trực tuyến hơn. Điều này đã gây ra những hạn chế không chỉ trong việc trao quyền kỹ thuật số của riêng họ mà còn hạn chế tiềm năng biến đổi của công nghệ nói chung.

Theo báo cáo Tổng quan về Giới tính Phụ nữ của Liên hợp quốc năm 2022, việc loại trừ phụ nữ khỏi lĩnh vực kỹ thuật số đã làm mất đi 1 nghìn tỷ USD khỏi GDP của các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, khoản lỗ này sẽ tăng lên 1,5 nghìn tỷ USD vào năm 2025 nếu không có hành động nào được đưa ra để cải thiện tình hình. 

Việc "số hóa" diễn ra nhanh chóng trong cuộc sống hàng ngày có thể là một nguyên nhân khác dẫn đến phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau xa hơn. Theo một nghiên cứu mới đây của Cơ quan Phụ nữ Liên hợp quốc (UN Women), trên thế giới chỉ có khoảng 63% phụ nữ được tiếp cận với internet, trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 69%.

Đặc biệt, ở các nhóm yếu thế như phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ nông thôn và phụ nữ khuyết tật phải đối mặt với những rào cản lớn hơn đáng kể trong việc tiếp cận mạng internet. Ở các quốc gia kém phát triển nhất chỉ có 25% phụ nữ được sử dụng internet trong nam giới là 52%.

Tất cả những điều này cho thấy rõ ràng rằng việc thu hẹp khoảng cách số sẽ đòi hỏi nhiều hơn là cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tốt hơn. Giải quyết các yếu tố như khả năng chi trả, khả năng tiếp cận điện, quyền riêng tư và an toàn trực tuyến, chuẩn mực xã hội, kỹ năng kỹ thuật số và khả năng đọc viết sẽ là chìa khóa giúp phụ nữ tham gia môi trường số một cách có ý nghĩa và an toàn.

UN Women cho biết, chủ đề của Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm nay là: "Đổi mới và công nghệ cho quyền bình đẳng giới". Đưa ra chủ đề này, Cơ quan Phụ nữ Liên hợp quốc mong muốn lan tỏa thông điệp về thu hẹp khoảng cách giới trên môi trường kỹ thuật số, nêu bật tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái trong không gian kỹ thuật số và giải quyết vấn đề bạo lực giới trên cơ sở công nghệ thông tin và trực tuyến, đồng thời tôn vinh những phụ nữ và trẻ em gái đang đấu tranh cho sự tiến bộ của công nghệ và giáo dục kỹ thuật số.

Thúc đẩy sự công bằng trong môi trường kỹ thuật số cho nữ giới - ảnh 1
Với chủ đề "Đổi mới và công nghệ cho quyền bình đẳng giới", UN Women mong muốn thu hẹp khoảng cách giới trên môi trường kỹ thuật số. Ảnh: UN Women

Tạo ra công nghệ đáp ứng nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái

Theo UN Women, một trong những cách thức giúp kéo giảm bất bình đẳng giới là tạo ra công nghệ toàn diện hơn, ít thiên vị hơn, tập trung vào những đối tượng phụ nữ bị thiệt thòi và dễ tổn thương. Các chính phủ cần can thiệp để định rõ trách nhiệm của các công ty, cũng như có các cơ chế giám sát như đánh giá tác động giới và đảm bảo tính minh bạch trong việc sử dụng dữ liệu thông qua các cơ chế như kiểm toán trí tuệ nhân tạo bắt buộc. Ở cấp độ quốc tế, quản trị kỹ thuật số sẽ rất quan trọng để đảm bảo rằng công nghệ đang phát triển phù hợp với lợi ích chung thay vì chỉ vì lợi ích của các tập đoàn đa quốc gia.

Bên cạnh đó, cũng cần phải chú trọng giải quyết bạo lực giới trên môi trường kỹ thuật số để công nghệ thực sự thân thiện và an toàn với phụ nữ và trẻ em gái. UN Women nhấn mạnh, cần có các khung pháp lý tập trung vào quyền con người, nâng cao các biện pháp bảo mật thông tin và có chế tài mạnh mẽ đối với các hành vi bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em gái trên môi trường trực tuyến0.

Đặc biệt, các quốc gia cần tăng cường giáo dục về "quyền công dân kỹ thuật số" nhằm giúp mọi người sử dụng phương tiện kỹ thuật số một cách "có đạo đức" hơn cũng như định hướng cho các bé trai và nam giới trở thành những người tiên phong trong các hoạt động ủng hộ bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trên môi trường số nói riêng.

Tin cùng chuyên mục

Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

(PNTĐ) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 62/CĐ-TTg ngày 12/5/2025 về việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Phụ nữ thủ đô Việt Nam - Lào

Tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Phụ nữ thủ đô Việt Nam - Lào

(PNTĐ) - Thực hiện Biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy, tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Hội LHPN Hà Nội với Hội LHPN Viêng Chăn, CHDCND Lào giai đoạn 2022- 2025, chiều ngày 12/5, trong chương trình Đoàn công tác Hội LHPN Viêng Chăn do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Phụ nữ Lào, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn, Chủ tịch Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn Lienkham Vilaphanh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Hội LHPN Hà Nội.
Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào) đến thăm và làm việc tại Hà Nội

Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào) đến thăm và làm việc tại Hà Nội

(PNTĐ) - Từ ngày 10/5 đến 14/5,  nhận lời mời của đồng chí Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội, thực hiện biên bản biên bản thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2022-2025 giữa Hội LHPN Hà Nội và Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào), Đoàn đại biểu Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Phụ nữ Lào, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn, Chủ tịch Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn Lienkham Vilaphanh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Hà Nội.
Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.