​ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

HÀ LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) là Chương trình có quy mô cấp quốc gia, là hoạt động chính, quan trọng nhất trong chuỗi hoạt động kỷ niệm theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương.

Khẳng định những thành tựu vĩ đại của Đảng và dân tộc ta đã đạt được

9h sáng nay (10/10), Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) được long trọng tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Chương trình do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Quốc hội - Chủ tịch nước - Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và TP. Hà Nội tổ chức.

Lễ kỷ niệm được tổ chức nhằm tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa to lớn của ngày Giải phóng Thủ đô; khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí, quyết tâm và sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Lễ kỷ niệm cũng khẳng định những thành tựu vĩ đại của Đảng và dân tộc ta đã đạt được trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc - thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhất là trong gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước.

​  Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô - ảnh 1
Đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự
Lễ kỷ niệm

Dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí: Tô Lâm - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; Nông Đức Mạnh - nguyên Tổng Bí thư; Trương Tấn Sang - nguyên Chủ tịch nước; Nguyễn Tấn Dũng - nguyên Thủ tướng Chính phủ; Trần Thanh Mẫn - Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Văn An - nguyên Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Sinh Hùng - nguyên Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Thị Kim Ngân - nguyên Chủ tịch Quốc hội; Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.

Tới dự còn có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng; các đồng chí Phó Chủ tịch nước, nguyên Phó Chủ tịch nước; các đồng chí Phó Thủ trướng Chính phủ, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng.

​  Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô - ảnh 2
Mẹ Việt Nam Anh hùng phấn khởi dự ngày lễ lớn của Thủ đô,
đất nước

Dự Lễ kỷ niệm còn có các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương, kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025; các đồng chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, các tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang nhân dân; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo thành phố Hà Nội qua các thời kỳ; lãnh đạo các các sở, ban, ngành, đoàn thể, lãnh đạo các quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội; đại biểu đại diện Ban liên lạc các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày thành phố Hà Nội; Cựu chiến binh, Cựu thanh niên xung phong; đại biểu văn nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức, tôn giáo, các tầng lớp nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô; đại biểu khách quốc tế…

Dấu ấn lịch sử trong Chương trình nghệ thuật chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô 

Mở đầu lễ kỷ niệm là chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, tái hiện những khoảnh khắc lịch sử trong kháng chiến chống Pháp của quân, dân Thủ đô, khí thế hào hùng trong ngày Giải phóng Thủ đô và những sự kiện lịch sử vẻ vang của Thủ đô Hà Nội trên hành trình 70 năm qua.

Với chủ đề “Thủ đô 70 năm - Bản Hùng ca", chương trình nghệ thuật chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô gồm 3 chương.

Chương I có chủ đề “Ký ức tự hào”, gồm 5 phân cảnh: “Hà Nội - Những ngày mùa đông 1946”; “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”; “Lá cờ Đảng”; “Người Hà Nội” và “Giải phóng Điện Biên - Tiến về Hà Nội”, tái hiện sống động không khí hào hùng của Thủ đô sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

​  Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô - ảnh 3
Chương trình nghệ thuật đặc sắc

Thời điểm Hà Nội trước tháng 12/1946, những vụ khiêu khích của giặc Pháp với các tốp tự vệ thành Hoàng Diệu ngày càng ngang nhiên. Trong khi đó, những vụ gây rối của phần tử phản động trong và ngoài nước khiến tình hình mỗi lúc một cam go. Tình thế cấp bách buộc Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta không còn lựa chọn nào khác hơn là đứng lên cầm vũ khí chiến đấu, phát động cuộc kháng chiến toàn quốc để bảo vệ độc lập dân tộc.

Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những chàng trai, cô gái Thủ đô hào hoa, thanh lịch đã bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Nhiều thanh niên, thiếu niên đã anh dũng ngã xuống, giữ trọn vẹn lời thề của người Hà Nội: "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”.

Với chủ đề “Khúc tráng ca”, Chương II tái hiện sinh động khí phách, sự kiên cường của quân và dân Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhất là chiến dịch Hà Nội 12 ngày đêm tháng 12/1972. Tinh thần và khí phách của quân và dân Thủ đô một lần nữa làm lay động trái tim toàn nhân loại. Dưới làn mưa bom, dù mất mát, đau thương nhưng người Hà Nội vẫn điềm tĩnh, dũng cảm, quật cường. Quân dân Thủ đô “hiệp đồng tác chiến” cùng các quân, binh chủng dệt nên lưới đạn phòng không sáng trời, “rồng lửa Thăng Long” vút lên quật đổ pháo đài bay B52.

Với 3 phân cảnh: “Hà Nội ngày, tháng, năm”; “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” và “Bài ca Hà Nội”, Chương II tái hiện sinh động cuộc chiến đấu kiên cường của quân và dân Thủ đô Hà Nội. Qua đó, tái hiện hình ảnh người Hà Nội anh hùng và lãng mạn đã trở thành biểu tượng, lương tri và phẩm giá con người. Hình ảnh cô gái làng hoa Ngọc Hà bên xác máy bay B52 Mỹ là một trong những biểu tượng về Hà Nội trữ tình và chiến thắng của “một thời đạn bom, một thời hòa bình”.

Chương III có chủ đề “Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”, tái hiện những giai đoạn phát triển đầy tự hào của Thủ đô xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước đầy kiêu hãnh.

​  Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô - ảnh 4
Các đại biểu tham dự Lễ Kỷ niệm

Với 3 phân cảnh: “Hà Nội, Niềm tin và Hy vọng”; “Hà Nội - Việt Nam - Khát vọng hòa bình” và “Việt Nam ơi mùa xuân đến rồi”, Chương III thể hiện mong ước của mỗi người dân Việt Nam đều mang trong tim khát vọng hòa bình, mong ước cuộc sống bình yên, hạnh phúc sẽ trường tồn trên dải đất chữ S thiêng liêng. Cùng cả nước, người Hà Nội ra sức học tập, lao động sản xuất, chiến đấu… cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, để cơ đồ đất nước ngày càng phồn vinh, có vị thế lớn trên trường quốc tế. Đồng thời, góp sức xây dựng và phát triển Thủ đô ngày càng " Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào) đến thăm và làm việc tại Hà Nội

Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào) đến thăm và làm việc tại Hà Nội

(PNTĐ) - Từ ngày 10/5 đến 14/5,  nhận lời mời của đồng chí Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội, thực hiện biên bản biên bản thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2022-2025 giữa Hội LHPN Hà Nội và Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào), Đoàn đại biểu Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Phụ nữ Lào, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn, Chủ tịch Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn Lienkham Vilaphanh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Hà Nội.
Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

(PNTĐ) - Cách đây 80 năm, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết. “Giặc dốt” trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm, cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ” với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân. Người từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Chính vì vậy, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với 126 xã, phường. Hầu hết người dân cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã mở rộng không gian phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.