Tự tin mở cửa, đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

Chia sẻ

Chiều tối 15/3 - ngày Việt Nam chính thức mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị triển khai mở cửa du lịch quốc tế an toàn, hiệu quả. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự và chỉ đạo hội nghị.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại hội nghịPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Đây cũng là hội nghị về du lịch lần đầu tiên có sự tham dự của tất cả 94 Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, lãnh đạo các tỉnh, thành phố và các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch, khách sạn, hãng hàng không, cho thấy sự quan tâm đặc biệt, kỳ vọng lớn và quyết tâm cao của các cơ quan, địa phương và doanh nghiệp trong việc triển khai, cụ thể hóa chủ trương mở cửa du lịch đã được Chính phủ thông qua.

“Vực dậy” du lịch góp phần phục hồi và phát triển kinh tế xã hội

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết: hiện nay, thế giới đã bước sang giai đoạn mới trong ứng phó với dịch bệnh; có khoảng 50 nước trên thế giới, trong đó, có các nước Đông Nam Á như Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan…, đã nới lỏng các quy định về nhập cảnh, miễn xét nghiệm RT-PCR, miễn cách ly đối với khách quốc tế để kích cầu du lịch.

Đối với Việt Nam, quyết định mở cửa trở lại du lịch quốc tế với các biện pháp mạnh mẽ được triển khai từ ngày 15/3/2022 là hết sức quan trọng, đúng thời điểm, được đưa ra trên cơ sở những nền tảng vững chắc và những kết quả quan trọng trong quá trình ứng phó với dịch bệnh. Việt Nam có tỉ lệ tiêm chủng cao, có các biện pháp kịp thời trong tiếp cận thuốc và các phương pháp điều trị; có sự đồng lòng và ý thức của người dân. 

Theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ: Chúng ta đã bước sang một giai đoạn mới trong ứng phó với dịch bệnh, có thể có khả năng và tự tin mở cửa, đón du khách quốc tế đến Việt Nam. Việc mở cửa để phục hồi, “vực dậy” ngành du lịch có ý nghĩa cấp thiết hơn bao giờ hết, góp phần thiết thực thực hiện các mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. 

Thông tin về kế hoạch quảng bá du lịch, đón khách quốc tế đến Việt Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu cho biết: Để đẩy mạnh hoạt động phục hồi du lịch một cách hiệu quả, công tác thông tin truyền thông rất quan trọng và được trên hai phương diện: thông tin truyền thông, quảng bá kết nối thị trường qua truyền thông số, mạng xã hội; kênh bán hàng, tiếp thị trực tiếp của các hãng lữ hành, hãng hàng không, các cơ sở dịch vụ, đặc biệt là các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, thông tin rộng khắp đến thế giới cũng như các hãng truyền thông quốc tế; tham gia các hội chợ du lịch lớn trên thế giới.

Theo Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu, ngành du lịch tiếp tục tập trung cao độ tuyên truyền, quảng bá cho chương trình "Live Fully in Vietnam" (Sống trọn vẹn ở Việt Nam), tập trung truyền tải thông điệp có ý nghĩa mời bạn bè, du khách trên toàn thế giới đến Việt Nam trong điều kiện bình thường mới; quảng bá hình ảnh Việt Nam an toàn, hấp dẫn, thân thiện.

Bên cạnh đó, ngành du lịch tiếp tục những nỗ lực tạo thuận lợi cho du khách đến Việt Nam một cách thuận lợi nhất, cả về thị thực, kết nối hàng không, đảm bảo an toàn dịch bệnh; nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đáp ứng yêu cầu điều kiện bình thường mới.

Đơn giản hoá thủ tục xuất nhập cảnh và y tế

Du khách tham quan phố cổ Hội An, tỉnh Quảng NamDu khách tham quan phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam (Ảnh: minh hoạ)

Tại hội nghị, Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã cung cấp thông tin thêm về chính sách, kinh nghiệm mở cửa du lịch của các nước, nêu những vấn đề đề xuất để triển khai hiệu quả, thông suốt các chính sách, quy định của Việt Nam. 

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng bày tỏ niềm vui trước chủ trương mở cửa du lịch và khẳng định, đây là chủ trương đúng đắn, kịp thời, phù hợp với bối cảnh hiện tại. Sau 2 năm hạn chế đi lại do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đến nay 80% người Mỹ muốn đi du lịch trong 6 tháng tới. Xu hướng đi du lịch của họ đã có thay đổi: lựa chọn điểm đến an toàn, đảm bảo an ninh, không có thay đổi về quy định có liên quan, điểm du lịch có hạ tầng y tế tốt, không thích du lịch theo tour đông người… 

Du khách Mỹ dành sự quan tâm đến du lịch Việt Nam, để thu hút khách, theo Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng, các bộ ngành cần triển khai chính sách nhất quán, có thông tin bằng tiếng Anh; đồng thời bám sát xu hướng du lịch sau đại dịch, nâng cao chất lượng du lịch, có chương trình khuyến mãi, có sản phẩm mới, hấp dẫn; đẩy mạnh số hoá, tăng cường quảng bá du lịch qua mạng, xây dựng cơ sở y tế chất lượng cao…

Cùng với Mỹ, Nhật Bản là thị trường nguồn, nằm trong 15 thị trường có lượng khách sang Việt Nam lớn. Theo Đại sứ tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam, phía bạn đánh giá cao các hoạt động phòng chống dịch của Việt Nam và ủng hộ chủ trương mở cửa hoạt động du lịch của nước ta. Tuy nhiên, để chủ trương mở cửa đạt hiệu quả, Tổng cục Du lịch cần tổ chức các hoạt động để các doanh nghiệp tiếp xúc với đối tác, chuẩn bị kế hoạch dài hơn từ 2-3 tháng và đáp ứng cụ thể với các yếu tố đặc thù; có sản phẩm du lịch hấp dẫn và giá cạnh tranh… 

Các Đại sứ tại Pháp, Singapore, Australia cũng mong muốn các bộ ngành đơn giản hoá thủ tục nhập cảnh, quy định phòng chống dịch cởi mở, chính sách quảng bá du lịch mạnh mẽ…

Cùng với các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đại diện lãnh đạo các địa phương, doanh nghiệp cũng trao đổi, đề xuất cụ thể một số vấn đề liên quan nhằm triển khai hiệu quả chủ trương mở cửa hoạt động du lịch. Bà Trương Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng đề xuất các cơ quan chức năng có hướng dẫn và đơn giản hoá thủ tục xuất nhập cảnh, y tế và áp dụng với khách quốc tế như khách nội địa, nới rộng thời gian miễn thị thực lên 30 ngày… 

Quy định thông thoáng cho khách quốc tế

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Thông điệp lớn nhất của hội nghị là Việt Nam chính thức mở lại giao lưu, giao thương quốc tế từ ngày 15/3 như trước khi có dịch Covid-19. Tuy nhiên, kèm theo một số giải pháp quản lý kiểm soát rủi ro và biện pháp tối thiểu để giữ an toàn cho tất cả mọi người, không phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài trong chống dịch. 

Phó Thủ tướng cho biết, lộ trình mở cửa hoạt động du lịch được thực hiện thận trọng. Cũng như các nước khác, Việt Nam mở cửa du lịch không có nghĩa là khách du lịch đến ngay mà đây là một quá trình phục hồi tính bằng nhiều tháng. 

Về một số nội dung được các doanh nghiệp du lịch, hàng không, cơ quan đại diện nước ngoài đề cập tại hội nghị, Phó Thủ tướng khẳng định, chính sách cấp thị thực nhập cảnh cho khách nước ngoài được áp dụng như khi chưa có dịch; việc kiểm soát y tế là vấn đề đang được quan tâm, tinh thần của Chính phủ là không có sự phân biệt giữa du khách quốc tế với người Việt Nam. Về hàng không, bên cạnh quy định xét nghiệm nCoV trước chuyến bay, du khách đã vào Việt Nam sẽ như người Việt Nam; đường bộ và đường biển cần thêm một số quy định. 

Bám sát tinh thần này, Phó Thủ tướng đề nghị, thời gian tới, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần tích cực đấu nối, xúc tiến mở lại các hoạt động du lịch như trước khi có dịch.

Chia sẻ với những khó khăn chưa từng có của các doanh nghiệp du lịch, nhất là những hộ dân tham gia làm du lịch trong 2 năm dịch bệnh vừa qua, Phó Thủ tướng mong muốn, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp du lịch, nhất là những doanh nghiệp lớn, cùng với người dân cùng nhau khơi lại tinh thần sáng tạo để làm tốt hơn nữa các khâu xúc tiến, quảng bá, sản phẩm, tạo môi trường du lịch… để có những bước tiến mạnh mẽ, bù lại khoảng thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. 

ĐỨC HẠNH

Tin cùng chuyên mục

Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

(PNTĐ) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 62/CĐ-TTg ngày 12/5/2025 về việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Phụ nữ thủ đô Việt Nam - Lào

Tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Phụ nữ thủ đô Việt Nam - Lào

(PNTĐ) - Thực hiện Biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy, tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Hội LHPN Hà Nội với Hội LHPN Viêng Chăn, CHDCND Lào giai đoạn 2022- 2025, chiều ngày 12/5, trong chương trình Đoàn công tác Hội LHPN Viêng Chăn do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Phụ nữ Lào, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn, Chủ tịch Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn Lienkham Vilaphanh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Hội LHPN Hà Nội.
Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào) đến thăm và làm việc tại Hà Nội

Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào) đến thăm và làm việc tại Hà Nội

(PNTĐ) - Từ ngày 10/5 đến 14/5,  nhận lời mời của đồng chí Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội, thực hiện biên bản biên bản thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2022-2025 giữa Hội LHPN Hà Nội và Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào), Đoàn đại biểu Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Phụ nữ Lào, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thủ đô Viêng Chăn, Chủ tịch Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn Lienkham Vilaphanh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Hà Nội.
Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.