Xây dựng và phát triển đất nước bằng Hệ giá trị quốc gia, Hệ giá trị văn hóa

Nghĩa Nam
Chia sẻ

(PNTĐ) -Hệ giá trị quốc gia là mục tiêu phát triển được nêu trong Cương lĩnh của Đảng và Hiến pháp của Nhà nước, đó là: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc”. Xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá là nền tảng để phát triển xã hội, phát huy sức mạnh của văn hóa, con người Việt Nam; đồng thời nâng cao sự đồng thuận xã hội, tạo nên sức mạnh tổng lực của quốc gia.

Xây dựng và phát triển đất nước bằng Hệ giá trị quốc gia, Hệ giá trị văn hóa - ảnh 1
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.  Ảnh: TTXVN

“Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn”
Với tầm nhìn của một lãnh tụ, một danh nhân văn hóa kiệt xuất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước. Năm 1946, Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức một năm sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khai sinh (năm 1945). Tư liệu từ báo Cứu quốc số ra ngày 25/11/1946 cho thấy, tại hội nghị này, với tầm nhìn thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những chỉ dẫn quan trọng cho văn hóa Việt Nam. 

Người cho rằng “văn hóa có liên lạc với chính trị rất mật thiết. Phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, được lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do.

Đồng thời, văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích mình. Với xã hội, văn hóa phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam từ già đến trẻ, cả đàn ông lẫn đàn bà, ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình là biết hưởng hạnh phúc của mình nên được hưởng. Số phận của dân tộc là ở trong tay dân ta. Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”.

Giá trị quốc gia là những giá trị cốt lõi, phản ánh những khát vọng, mong cầu, mục tiêu chung của cả quốc gia. Đó là những giá trị được kết tinh từ quá khứ, phát huy vai trò trong hiện tại và có định hướng tới tương lai, làm nền tảng để điều tiết, dẫn đạo sự phát triển của đất nước. Hệ giá trị quốc gia sẽ góp phần đoàn kết, quy tụ toàn dân Việt Nam hướng đến những mục tiêu chung, tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp chúng ta xây dựng một đất nước độc lập, tự chủ, hùng cường, phồn vinh và hạnh phúc.
GS, TS Từ Thị Loan, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

Tư tưởng này của Người đã được Đảng và Nhà nước ta tiếp tục quán triệt và làm theo. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh về vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa. Đó là “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn”.

Theo Tổng Bí thư, Việt Nam là một đất nước có hơn 4.000 năm lịch sử, trải qua không biết bao nhiêu sự biến đổi, thăng trầm do thiên nhiên và con người gây ra, đã tích lũy, tạo ra và phát huy được nhiều giá trị, bản sắc văn hóa riêng của dân tộc, làm nên hồn cốt của dân tộc; đồng thời tiếp thu và góp phần đóng góp vào nền văn hóa chung của nhân loại. Nhận thức sâu sắc được vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hóa trong sự phát triển của đất nước ta, dân tộc ta, nên ngay từ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930, Đảng ta đã đề cập đến vấn đề phải phát triển văn hóa của dân tộc; và năm 1943, khi nước nhà còn chưa giành được độc lập, Đảng ta đã đề ra “Đề cương văn hóa Việt Nam”, trong đó chỉ rõ “Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hóa)”, và chủ trương phát triển văn hóa theo ba hướng: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng. 

Tổng Bí thư cho rằng, những quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong Văn kiện quan trọng này đã tạo ra một luồng sinh khí mới để tập hợp đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, tập hợp nhân dân phát huy vai trò của văn hóa, thống nhất về nhận thức, tư tưởng và tổ chức, khơi dậy khát vọng của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, chuẩn bị tinh thần và lực lượng cho cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, năm 1945.

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, một hội thảo cấp quốc gia bàn về vấn đề “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” đã được Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức vào ngày 29/11/2022. Hội thảo được tổ chức bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến tại 3 điểm cầu Hà Nội, Thừa Thiên Huế và thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham gia của khoảng 500 chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, văn nghệ sĩ tại các điểm cầu, với mong muốn làm rõ các hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam, mối quan hệ biện chứng giữa các hệ giá trị đó.

Qua đó đề xuất và luận giải các giải pháp nhằm giữ gìn, khai thác, phát triển các hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Tầm quan trọng của Hệ giá trị quốc gia 
Mỗi quốc gia, dân tộc trên con đường xây dựng và phát triển luôn luôn xây dựng cho mình một hệ thống giá trị nhất định hay còn gọi là hệ giá trị quốc gia. Hệ giá trị quốc gia vừa như là đích đến, vừa là tiêu chuẩn để đánh giá ý nghĩa của các sự vật, hiện tượng đối với cá nhân, cộng đồng xã hội, quốc gia, được các cá nhân, cộng đồng xã hội, quốc gia thừa nhận, trở thành điểm tựa tinh thần để mọi cá nhân, cộng đồng xã hội và cả quốc gia vươn theo, hướng tới và hành động theo. Một hệ giá trị quốc gia phù hợp, chuẩn xác sẽ giúp đất nước ổn định, tiến bộ và phát triển. 

Xây dựng và phát triển đất nước bằng Hệ giá trị quốc gia, Hệ giá trị văn hóa - ảnh 2
   Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước 
là nhiệm vụ quan trọng hiện nay. Ảnh: Minh họa

Do hệ giá trị quốc gia có tầm quan trọng đối với sự phát triển, nên các nước trên thế giới đều rất quan tâm xây dựng hệ giá trị quốc gia, lấy đó làm kim chỉ nam cho sự phát triển, biến thành động lực để cả xã hội phấn đấu thực hiện. Thậm chí xuất hiện những hệ giá trị chung cho cả một châu lục, một liên minh. Ngày nay, chúng ta vẫn thường nói đến “các giá trị châu Á”, “các giá trị phương Tây”… 

“Đứng trước những thời cơ và thách thức mới, yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta là phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực là “nền tảng tinh thần”, “động lực phát triển” và “soi đường cho quốc dân đi”, phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, tạo sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.

Ví dụ, năm 2012, Ủy ban châu Âu đưa ra 5 giá trị được người dân Châu Âu đề cao là: Hòa bình, Dân chủ, Nhân quyền, Tuân thủ pháp luật, Tinh thần đoàn kết. Ở châu Á, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra các giá trị châu Á nổi bật như: Đề cao đức tính cần cù, yêu lao động; đề cao giá trị hiếu học; đề cao giá trị gia đình, huyết tộc; đề cao giá trị cộng đồng, trách nhiệm xã hội. 

Hay hệ giá trị truyền thống Nhật Bản gồm 8 giá trị: Đoàn kết, Kỷ luật, Nhẫn nại, Trung thành, Trách nhiệm, Lịch sự, Tự chủ, Tránh làm phiền người khác. Trong bối cảnh hiện nay, Nhật Bản xác định 5 giá trị cốt lõi để hội nhập quốc tế gồm: Cộng sinh, Cộng tồn, Biết điều chỉnh bản thân, Tư duy độc lập, Biết sáng tạo cái mới, Tôn trọng sự khác biệt. 

Malaysia cũng xác định 5 nguyên tắc gồm: Tin vào Thượng đế, Trung thành với nhà vua và đất nước, Tuân thủ hiến pháp, Cai trị bằng pháp luật, Hành vi tốt, Đạo đức tốt. Còn ở Singapore đã xây dựng hệ giá trị quốc gia hay được gọi là “các giá trị chung Singapore” được Quốc hội thông qua vào năm 1991, gồm 5 giá trị: Dân tộc trước cộng đồng, xã hội trên cá nhân, Gia đình là đơn vị cơ bản nhất của xã hội; Hỗ trợ  cộng đồng và tôn trọng cá nhân;  Đồng thuận, không xung đột; Hòa hợp chủng tộc và tôn giáo.

Tại Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là lãnh đạo công cuộc đổi mới rất quan tâm chú ý tới xây dựng hệ giá trị quốc gia Việt Nam. Ngay từ khi đổi mới năm 1986, mặc dù chưa nói về giá trị quốc gia, hệ giá trị quốc gia nhưng tại Đại hội VI, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rất đúng rằng: “Sự quan tâm đến con người và thái độ tôn trọng lẫn nhau phải trở thành một tiêu chuẩn đạo đức trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội nhất là trong các dịch vụ phục vụ đông đảo nhân dân”.

Đồng thời, Đảng ta yêu cầu phải “làm cho nguyên tắc công bằng xã hội, và lối sống lành mạnh được khẳng định trong cuộc sống hàng ngày của xã hội ta”. Ở đây, sự quan tâm đến con người cùng thái độ tôn trọng lẫn nhau giữa người với người và nguyên tắc công bằng xã hội như là một tiêu chuẩn đạo đức đồng thời cũng như một giá trị được mọi người và cả xã hội thừa nhận, thực hiện, hành động theo, hướng tới. Nghĩa là Đảng Cộng sản Việt Nam coi các giá trị phải có ý nghĩa phục vụ con người, cho con người và vì con người.

PGS.TS Trần Quốc Toản, chuyên gia cao cấp, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương cũng cho rằng, ở nước ta cho đến nay, Đảng và Nhà nước chưa xác định chính thức hệ giá trị quốc gia; nhưng trong các Nghị quyết của Đảng về phát triển văn hóa đã nêu lên những giá trị về phát triển con người và văn hóa.

Trong Nghị quyết Trung ương 6 khóa VIII (năm 1998), đã nêu về các giá trị đặc trưng của con người Việt Nam là: Yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, Tinh thần đoàn kết, Ý thức cộng đồng (cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc), Nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, trọng đạo lý, Cần cù, sáng tạo, Tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống.

Tiếp đó, Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI (năm 2014) đã khái quát các giá trị con người Việt Nam là: Yêu nước; Nhân ái, nghĩa tình; Trung thực; Đoàn kết; Cần cù, sáng tạo. 

Gần nhất, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng yêu cầu: “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng Hệ giá trị quốc gia, Hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”.

Xây dựng Hệ giá trị quốc gia trong thời đại mới
Đối với Việt Nam, việc xác định và xây dựng hệ giá trị quốc gia hiện nay là vô cùng cần thiết và cấp bách. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định mục tiêu đến năm 2030, nước ta trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

Đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Vì thế, rất cần xác định một hệ giá trị quốc gia chuẩn xác, phù hợp, có sức thuyết phục để cổ vũ, dẫn dắt, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong các tầng lớp nhân dân.

Hệ giá trị quốc gia sẽ góp phần đoàn kết, quy tụ toàn dân Việt Nam hướng đến những mục tiêu chung, tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp chúng ta xây dựng một đất nước độc lập, tự chủ, hùng cường, phồn vinh và hạnh phúc.

Bên cạnh đó, xây dựng và củng cố Hệ giá trị quốc gia là một công cuộc lâu dài, khó khăn, phức tạp, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự triển khai một cách đồng bộ, căn cơ các giải pháp, sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Công việc này phải được tiến hành bền bỉ, kiên trì, thường xuyên, không chạy theo hình thức, phong trào.

GS.TS Trần Văn Phòng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, cần dựa vào nhân dân xây dựng Hệ giá trị quốc gia gắn với xây dựng Hệ giá trị văn hóa, Hệ giá trị con người và Hệ giá trị gia đình Việt Nam. Bởi lẽ, bốn hệ giá trị này tự thân đã gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong đó, Hệ giá trị con người là trung tâm, Hệ giá trị văn hóa là cơ sở, nền tảng; Hệ giá trị gia đình là bệ đỡ.

Theo GS, TS Trần Văn Phòng, cần quán triệt tốt quan điểm của Đảng về vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước nói chung, trong xây dựng hệ giá trị quốc gia nói riêng. Chúng ta cần thấm nhuần bài học kinh nghiệm mà Đại hội XIII đã rút ra “trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”, thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. 

Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa”. Nếu phát huy được nhân dân chúng ta sẽ từng bước xây dựng, củng cố được hệ giá trị quốc gia. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của người dân nơi quê nhà Đông Hội gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng sớm ngày 26/7, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp nối. Những gương mặt trang nghiêm, những đôi mắt hoe đỏ luôn hướng về tấm di ảnh người con ưu tú của mảnh đất Đông Hội, Đông Anh được đặt trang trọng giữa lớp hoa vàng.
Hàng nghìn người tiếp nối nhau thắp nén tâm nhang tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ngày Quốc tang thứ 2

Hàng nghìn người tiếp nối nhau thắp nén tâm nhang tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ngày Quốc tang thứ 2

(PNTĐ) - Sáng ngày 26/7, rất đông người dân đến sớm xếp hàng nghiêm trang theo hướng dẫn để chờ đến lượt viếng. Đầu giờ sáng, Hội trường Thống Nhất, TPHCM, quê nhà Đông Anh của Tổng Bí thư, nhà tang lễ Quốc gia đã chật kín người tới tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.