Hộ chăn nuôi chật vật ứng phó với giá nguyên liệu tăng cao

NGUYỄN HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Giá thức ăn chăn nuôi liên tục điều chỉnh tăng, đến nay đã qua 7 đợt tăng liên tiếp với mức tăng hơn 50% và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khiến các nông hộ gặp nhiều khó khăn.

Lợi nhuận trong lứa đàn giảm mạnh

Là hộ chăn nuôi gia cầm lâu năm nhưng chưa khi nào gia đình chị Nguyễn Thị Hương ở xã Phong Vân, huyện Ba Vì lại gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Chị Hương cho biết: “Thức ăn chăn nuôi hiện đang là chi phí lớn nhất với nhà nông, thường là chiếm 70% giá thành sản xuất. Song với mức tăng giá gần gấp rưỡi như hiện nay, con số này đã lên đến 80%. Giá cám chăn nuôi tăng nhanh quá trong khi sức mua trên thị trường chững lại khiến nhà nông không dám tăng giá bán ra tương ứng. Thức ăn chăn nuôi tăng từ năm ngoái, đến đầu năm nay mức tăng mạnh hơn, nhanh hơn nhưng đến cuối tháng 4, chúng tôi mới điều chỉnh giá trứng thêm 3-4 giá”.  

Tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, việc chăn nuôi của anh Chu Trọng Tiến cũng gặp khó khăn. Theo anh Tiến, một bao cám trước mua vào là 230.000 đồng, đến nay đã tăng lên hơn 400.000 đồng/bao trong khi giá lợn xuất chuồng không tăng khiến việc chăn nuôi không có lãi và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, trong giai đoạn này, anh Tiến chỉ làm cầm chừng, không dám tái đàn, tăng đàn. 

Ông Nguyễn Đăng Thanh - Phó Chủ tịch UBND xã Lê Lợi, huyện Thường Tín cho biết: Khi giá cả đầu vào tăng, nhất là cám công nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn đến các hộ chăn nuôi, lợi nhuận trong lứa đàn sẽ bị giảm đi, thậm chí là bị lỗ vốn. 

Không chỉ đau đầu vì giá thức ăn chăn nuôi tăng, các hộ chăn nuôi còn “lép vế” trong cuộc cạnh tranh trên thị trường với các công ty chăn nuôi, chuỗi liên kết chăn nuôi khép kín có nhiều lợi thế. Sản xuất theo chuỗi, các hộ nuôi chủ động được con giống, sản xuất được thức ăn, giết mổ tập trung và kiểm soát chất lượng nên giá bán của họ vẫn kiểm soát. Thậm chí có thời điểm sức mua giảm, họ vẫn phối hợp với các nhà phân phối thực hiện chương trình kích cầu giảm giá một số sản phẩm chăn nuôi để kích thích tiêu dùng. Với các nông hộ riêng lẻ chỉ biết chăn nuôi rồi bán cho  thương lái vừa chịu tác động của giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, vừa mất chi phí cho quá nhiều khâu khác nên sẽ làm giảm lợi nhuận. Chưa kể, khi xuất chuồng, họ phải bán theo giá thị trường do các doanh nghiệp chăn nuôi lớn dẫn dắt.

Hộ chăn nuôi chật vật ứng phó với giá nguyên liệu tăng cao - ảnh 1
Giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh nhưng giá bán thịt thành phẩm trên thị trường không tăng khiến một số hộ nuôi nhỏ lẻ gặp khó khăn Ảnh minh họa - PV

Thay đổi để tồn tại

Theo nhận định của các hiệp hội chăn nuôi, giá thức ăn chăn nuôi chưa có dấu hiệu hạ nhiệt do tác động của nguồn nguyên liệu nhập khẩu, dịch bệnh và chi phí vận chuyển do giá xăng dầu cũng đang tăng mạnh. Vì vậy, để chăn nuôi phát triển bền vững, hạn chế quá nhiều sự phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp, giảm rủi ro trong chăn nuôi, bên cạnh các chính sách hỗ trợ của ngành nông nghiệp, điều quan trọng nhất là nông hộ cần thay đổi tư duy sản xuất để tồn tại. 

Anh Chu Trọng Tiến cho biết: Thời gian này, gia đình anh chấp nhận giảm lợi nhuận và tận dụng thời gian này để chuyển đổi mô hình chăn nuôi an toàn sinh học để hạn chế rủi ro dịch bệnh, điều này sẽ giúp nhà nông gia tăng giá trị chăn nuôi, còn nếu không an toàn sinh học, gặp rủi ro thì coi như mất trắng. Đồng thời tính đến các giải pháp khác để tự chủ thức ăn chăn nuôi như trồng ngô, mua thêm các loại rau, cá, tôm tép, bã đậu tương… tự phối trộn thức ăn cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.  

Cùng với việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá nguyên liệu và giá thành sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi để ngăn chặn tình trạng “té nước theo mưa”, ông Dương Xuân Tĩnh - Trạm trưởng Trạm chăn nuôi và thú y huyện Thường Tín cho rằng, cùng với việc bình ổn giá thức ăn chăn nuôi, điều quan trọng để chăn nuôi bền vững là ứng dụng công nghệ cao, tạo quỹ đất cho bà con để phát triển chăn nuôi quy mô tập trung, liên kết chuỗi từ chăn nuôi đến bàn ăn, giảm các khâu trung gian. Đồng thời, chuyển đổi mô hình trồng trọt theo hướng tập trung trồng các loại cây là nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi như ngô, lạc, đỗ tương để tạo nguồn thức ăn nội địa. 

Đồng tình với quan điểm này, các chuyên gia tại các hiệp hội chăn nuôi cũng nhấn mạnh, đây là thời điểm tốt tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi trồng trọt phục vụ cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước để bình ổn giá, tăng cường kiểm soát thú y chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học nhằm giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh, nâng cao giá trị kinh tế cho ngành chăn nuôi.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Làm nước detox ngày hè và một số lưu ý

Làm nước detox ngày hè và một số lưu ý

(PNTĐ) - Nước Detox là loại thức uống đang được nhiều người sử dụng với sự kết hợp giữa nước lọc cùng nhiều loại rau quả và trái cây ít đường. Bạn có thể tham khảo một số công thức detox dưới đây.
Chọn mua thiết bị chống ẩm trong mùa nồm

Chọn mua thiết bị chống ẩm trong mùa nồm

(PNTĐ) - Thời tiết ẩm nồm tại Hà Nội những ngày qua rất dễ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như gây bất tiện trong sinh hoạt của người dân. Vì vậy, nhiều người đã tìm mua các thiết bị giúp chống ẩm, sấy quần áo...
Vietnam Expo 2024 dự kiến đón hơn 20.000 lượt khách

Vietnam Expo 2024 dự kiến đón hơn 20.000 lượt khách

(PNTĐ) - Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 33 - Vietnam Expo 2024 đã khai mạc sáng 3/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (I.C.E). Hội chợ mở cửa đến hết ngày 6/3/2024 và dự kiến đón hơn 20.000 lượt khách tham quan.
Lưu ý khi chọn dùng kem chống nắng

Lưu ý khi chọn dùng kem chống nắng

(PNTĐ) - Mùa hè đang đến, nhiều chị em phụ nữ bắt đầu quan tâm sử dụng kem chống nắng. Cùng tham khảo những bí kíp hay để chọn được loại kem chống nắng phù hợp nhé!