Phản ứng nhanh với vi phạm để tiêu dùng an toàn trên mạng

CHI ANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022, mỗi năm, người tiêu dùng dành khoảng 288 USD để mua sắm trực tuyến. Ba nhóm hàng được người dân lựa chọn mua sắm nhiều nhất là quần áo, giày dép, mỹ phẩm; thiết bị đồ dùng gia đình và thiết bị điện tử.

Thói quen mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam đã thay đổi. Năm 2021, trở ngại với người dân khi mua sắm trực tuyến là sợ lộ thông tin cá nhân và giá thành sản phẩm cao, còn hiện nay, người tiêu dùng quan tâm nhất là chất lượng sản phẩm hàng hoá. Sau đại dịch, thay vì tìm mua hàng hoá ở đâu rẻ nhất thì người tiêu dùng đã chuyển sang tìm mua sản phẩm ở đâu tốt nhất.

Thông tin về hoạt động thương mại điện tử và kinh tế số, ông Nguyễn Hữu Tuấn - Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết: Việt Nam hiện có 72 triệu người đang sử dụng internet, trong đó, có khoảng 57 triệu người mua sắm trực tuyến và 72% trong số đó mong muốn trải nghiệm các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Phản ứng nhanh với vi phạm để tiêu dùng an toàn trên mạng - ảnh 1
Ông Nguyễn Hữu Tuấn - Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Theo sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022, mỗi năm, người tiêu dùng dành khoảng 288 USD để mua sắm trực tuyến. Ba nhóm hàng được người dân lựa chọn mua sắm nhiều nhất là quần áo, giày dép, mỹ phẩm; thiết bị đồ dùng gia đình và thiết bị điện tử. Trước đây, người dân có xu hướng mua sắm nhiều trên mạng xã hội thì hiện nay đã chuyển sang mua trực tiếp trên các website, các sàn thương mại điện tử.

Sự thay đổi trong hành vi mua sắm đã góp phần đẩy lùi đáng kể các sản phẩm kém chất lượng, hàng fake (hàng giả, hàng nhái) trên thương mại điện tử. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hữu Tuấn cũng cho biết từ năm 2021 đến nay, cơ bản Việt Nam đã có đầy đủ bộ khung pháp lý cho thương mại điện tử, từ Luật Giao dịch điện tử sửa đổi, Luật Bảo vệ người tiêu dùng sửa đổi, các văn bản hướng dẫn dưới Luật cũng như các chế tài xử lý vi phạm.

Theo đó, người tiêu dùng gặp vấn đề và phản ánh về chất lượng sản phẩm, chủ sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm xử lý. Thậm chí phải có cơ chế phản ứng nhanh, với yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước, trong vòng 1 giờ phải xử lý, gỡ bỏ sản phẩm vi phạm nếu có đầy đủ căn cứ xác thực.

 
Phản ứng nhanh với vi phạm để tiêu dùng an toàn trên mạng - ảnh 2
Trước đây, người dân có xu hướng mua sắm nhiều trên mạng xã hội thì hiện nay đã chuyển sang mua trực tiếp trên các website, các sàn thương mại điện tử.

Tuy nhiên, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thừa nhận, dù có nhiều biện pháp thắt chặt quản lý và xử lý vi phạm song hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ vẫn là vấn đề tồn tại lớn nhất trên thương mại điện tử. Trong đó tập trung vào một số nhóm hàng chính cũng là nhóm hàng được người tiêu dùng mua sắm nhiều nhất như  quần áo, giày dép, mỹ phẩm có thương hiệu nước ngoài, giá trị cao.

Trước đây, các gian hàng trên mạng có thể công khai bán hàng fake nhưng hiện nay đã chuyển đổi sang hình thức khác tinh vi hơn như làm mờ hình ảnh hoặc logo sản phẩm; thêm dấu chấm, dấu cách, dấu gạch chân… vào giữa các chữ cái trong thương hiệu sản phẩm.

Nhận thức được vấn đề này, Bộ Công Thương thành lập các Tổ công tác 368 và Ban chỉ đạo quốc gia 389 đã thành lập các Tổ công tác 399 đấu tranh chống hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử, đã phát hiện nhiều vụ việc vi phạm lớn.

Các doanh nghiệp, người tiêu dùng phát hiện đối tượng, sản phẩm vi phạm có thể gửi thông tin, hồ sơ, bằng chứng tới hệ thống và hệ thống chuyển tiếp ngay đến các sàn để xử lý…

Ngoài ra, hệ thống cũng cập nhật hồ sơ 90.000 doanh nghiệp và gần 60.000 website đã đăng ký, người tiêu dùng trước khi mua hàng có thể kiểm tra tư cách pháp nhân các tổ chức, thương nhân hoạt động thương mại điện tử để tránh mua hàng tại website giả mạo hoặc chưa được cấp phép.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Mua sắm có trách nhiệm giới: Hướng tới kinh doanh bền vững

Mua sắm có trách nhiệm giới: Hướng tới kinh doanh bền vững

(PNTĐ) - Việt Nam có hơn 20% chủ sở hữu doanh nghiệp vừa và nhỏ là phụ nữ; 51% doanh nghiệp Việt Nam có phụ nữ trong cơ cấu chủ sở hữu. Tuy nhiên, những doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đa số ở cấp thấp nhất của chuỗi cung ứng trong nhiều ngành và gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu mua sắm của các công ty lớn.
Du khách vỡ òa cảm xúc khi được trải nghiệm chất sống thượng lưu trên đảo Vũ Yên

Du khách vỡ òa cảm xúc khi được trải nghiệm chất sống thượng lưu trên đảo Vũ Yên

(PNTĐ) - 100.000 du khách đã tới Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) tham gia lễ hội ra mắt Học viện cưỡi ngựa Vinpearl Horse Academy và Phố đi bộ Công viên Vũ Yên. Quần thể tiện ích mang tới chất sống thượng lưu, quý tộc đã kích thích nhu cầu “chuyển khẩu” tới Thành phố Đảo Hoàng gia của rất nhiều người.
Giá vàng đang lao dốc

Giá vàng đang lao dốc

(PNTĐ) - Giá vàng lao dốc hơn 2,3 triệu đồng/lượng sau khi Ngân hàng Nhà nước thông báo bán vàng bình ổn giá cho cá nhân với khối lượng không giới thạn thông qua 4 nhà băng Agribank, Vietcombank, Vietinbank và BIDV...