Xây dựng người Hà Nội từ văn hóa ứng xử nơi công cộng

Bài cuối: Để Hà Nội là thành phố tiêu biểu về lối sống và ứng xử văn hóa

Bài và ảnh: Mai Ngọc
Chia sẻ

(PNTĐ) - Với vị thế là kinh đô lâu đời, nơi hội tụ tinh hoa, kết tinh, lan tỏa chiều sâu văn hiến, Thủ đô Hà Nội luôn mang trong mình phẩm chất, giá trị trường tồn, bất biến theo thời gian. Trong dòng chảy của thời kỳ giao lưu, hội nhập quốc tế sâu rộng, Thành phố xác định nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng Thủ đô tiêu biểu về lối sống và văn hóa ứng xử, xem đây là giá trị cốt lõi.

Bài cuối: Để Hà Nội là thành phố tiêu biểu về lối sống và ứng xử văn hóa - ảnh 1
Kiểm tra thực hiện Quy tắc ứng xử tại Sở Xây dựng Hà Nội.

Cùng đồng lòng vào cuộc

Thực hiện Đề án “Đẩy mạnh vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đến năm 2025” và Kế hoạch tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023, năm qua, Hội LHPN Hà Nội đã phối hợp xây dựng tiêu chí, hướng dẫn và giao cho Hội LHPN 30 quận/ huyện triển khai thực hiện các mô hình, như: “Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử kiểu mẫu”; mô hình “Chợ văn minh - an toàn - hiệu quả" và “Tổ dân phố/thôn văn hóa kiểu mẫu”. Từ những mô hình này, Hội Phụ nữ các cấp đã đồng lòng vào cuộc, góp phần đưa Quy tắc ứng xử nơi công cộng đi vào đời sống người dân trên địa bàn Thành phố. Qua đó, hành vi ứng xử của người dân, du khách tại nơi công cộng đã có những chuyển biến tích cực, từng bước xây dựng, hình thành nên những chuẩn mực văn hóa nơi công cộng ở Thủ đô. 

Có thể kể đến, một trong những điển hình trong hoạt động là cuộc phát động thực hiện mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn” tại đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội). Theo đó, Hội Phụ nữ phường Thụy Phương đã tích cực phối hợp tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh phường và tại các cuộc họp, sinh hoạt hội viên để đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ hiểu, thực hiện các quy tắc ứng xử nơi công cộng tại các di tích đình, chùa, các điểm di tích trên địa bàn phường. Qua đó, từng bước xây dựng và hình thành nên những chuẩn mực văn hóa của cá nhân khi đến tham quan tại khu di tích; tuyên truyền, hướng dẫn các du khách khi đến tham quan, chiêm bái đình phải có trang phục lịch sự, ứng xử văn minh, không vứt rác bừa bãi nơi công cộng, không đốt vàng mã trong khu di tích... 

Theo Ban chỉ đạo Chương trình 06/CTr-TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021-2025, để các tiêu chí chương trình hoàn thành vào năm 2025, Thành phố sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các kế hoạch xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Cụ thể là nâng cao chất lượng xây dựng danh hiệu phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; kế hoạch hoàn thiện, phát huy hiệu quả quy ước, hương ước trong xây dựng đời sống văn hoá cơ sở; nâng cao chất lượng các mô hình văn hóa: Gia đình văn hóa; làng, tổ dân phố văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới. Tổ chức tôn vinh, biểu dương các mô hình văn hóa tiêu biểu, hàng năm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đảm bảo các nội dung đã đề ra và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Ngoài ra, Hội Phụ nữ cũng tuyên truyền, vận động thành lập Tổ Phụ nữ nòng cốt tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử với 24 thành viên; xây dựng tủ trang phục gồm áo dài, váy quây tại nơi di tích và phân công hội viên trực, hướng dẫn, hỗ trợ du khánh tham quan chiêm bái đình có trang phục chưa phù hợp. 

Tại quận Cầu Giấy, UBND phường Yên Hòa cũng phối hợp tổ chức ra mắt mô hình “Phụ nữ tham gia xây dựng Khu di tích lịch sử kiểu mẫu thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng” tại cụm di tích đình An Hòa - chùa Báo Ân. Tại đây, nhóm nòng cốt tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử nơi thờ tự được thành lập làm nhiệm vụ tuyên truyền vận động, nhân dân trên địa bàn, phật tử, khách thập phương thực hiện đúng các nội dung, yêu cầu của Quy tắc ứng xử như: Mặc đúng trang phục nơi thờ tự; không nói tục chửi bậy; không mang vàng mã vào chùa.., góp phần tạo nên văn hóa ứng xử văn minh cho những người quản lý di tích cũng như người dân đến chiêm bái.

Tại Sở Xây dựng Hà Nội, Sở đã thường xuyên đổi mới cách thức tuyên truyền, phổ biến, triển khai Quy tắc ứng xử thông qua nhiều hình thức: Niêm yết nội dung quy tắc ứng xử ở những vị trí dễ nhìn, dễ thấy, nhiều người qua lại; tại bàn làm việc của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dán/treo quy tắc ứng xử và nhận diện các biểu hiện vi phạm kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm giải quyết công việc... Theo lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội, bằng các cách làm trên, cán bộ công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở Xây dựng đã nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện tốt nội quy, quy chế của cơ quan, các quy định về đạo đức công vụ. Từng bước tạo bản sắc riêng cho cán bộ, công chức, viên chức Sở Xây dựng: “Lịch sự, văn minh, thanh lịch, nhiệt tình, làm việc có trách nhiệm, hiệu quả”.

Bài cuối: Để Hà Nội là thành phố tiêu biểu về lối sống và ứng xử văn hóa - ảnh 2
Mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn” tại Đình Chèm (Bắc Từ Liêm) góp phần tạo sự chuyển biến về văn hóa ứng xử nơi công cộng. 

Ông Nguyễn Viết Song, Phó Chủ tịch UBND xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ cho hay, xác định được tầm quan trọng của Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xã đã căn cứ vào nội dung kế hoạch của Thành phố làm tốt công tác tuyên truyền như: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng; thông qua các hội nghị của Đảng, sinh hoạt chi bộ, các buổi nói chuyện, tọa đàm, sinh hoạt câu lạc bộ; tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử cho các em học sinh... Qua đó, góp phần cùng toàn huyện tạo nên thay đổi rõ rệt nhận thức của nhân dân. Kết quả, năm 2022 tỷ lệ hộ gia đình trong toàn huyện đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa" là 92,2%; 99,2% làng, cụm dân cư; 88,9% tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa.

Hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng văn minh
Sau hơn 6 năm Thành phố triển khai Quy tắc ứng xử nơi công cộng đã góp phần tạo nên những bước chuyển biến tích cực trong thói quen sinh hoạt, tạo nét đẹp văn hóa ứng xử nơi công cộng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô; xây dựng, quảng bá hình ảnh một Hà Nội thân thiện, an toàn, mến khách với mọi du khách. Chỉ số cải cách hành chính của Hà Nội luôn nằm trong top 10 địa phương dẫn đầu cả nước. 

Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Đinh Mạnh Hùng, các địa phương nên lồng ghép nội dung quy tắc ứng xử một cách linh hoạt với việc xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Còn theo Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn văn hóa - xã hội (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) Nguyễn Viết Chức, Hà Nội là địa phương đầu tiên trên cả nước bắt tay vào xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh với những yêu cầu căn cơ, cụ thể. Việc thực hiện quyết liệt và khoa học cùng sự chung tay vào cuộc của các cấp chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân như hiện nay, Thủ đô sẽ sớm đạt được những mục tiêu đã đặt ra. 

Bên cạnh đó, Hà Nội cần tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Niêm yết quy tắc ứng xử tại trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn, nhà văn hóa thôn, làng, tổ dân phố, các điểm di tích, nơi công cộng theo mẫu thống nhất toàn Thành phố. Đặc biệt là nêu cao vai trò của người đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, những người cao tuổi, những người có uy tín, ảnh hưởng ở khu dân cư gương mẫu thực hiện quy tắc ứng xử. Nâng cao chất lượng thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng gắn với thực hiện hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện quy ước, hương ước. Chú trọng chất lượng trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội truyền thống ở địa phương. 

Cùng với đó, gắn việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng với việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố, nhất là sự nêu gương của đội ngũ cán bộ, công chức sẽ tạo sự chuyển biến tích cực, văn minh, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo động lực trong cán bộ, nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô, xây dựng hiệu quả mục tiêu Thành phố tiêu biểu về lối sống và ứng xử văn hóa nơi công cộng.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bất ngờ với những tài năng trong đêm Chung kết Tiếng hát Hà Nội 2024

Bất ngờ với những tài năng trong đêm Chung kết Tiếng hát Hà Nội 2024

(PNTĐ) - Tối 25/12 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài, gây nhiều bất ngờ cho khán giả về chất lượng thí sinh của mùa giải này. Kết quả chung cuộc, thí sinh người Hà Tĩnh Nguyễn Mộc An đã giành ngôi vị quán quân của cuộc thi.
“Từ trái tim đến trái tim” để xây dựng một cộng đồng hạnh phúc

“Từ trái tim đến trái tim” để xây dựng một cộng đồng hạnh phúc

(PNTĐ) - Năm nay là lần thứ 5 tổ chức, cuộc thi Lan toả năng lượng tích cực của Báo Tuổi trẻ đã thu hút hơn 1.500 video dự thi từ độc giả trên toàn quốc. Các bài dự thi xoay quanh các chủ đề đa dạng như lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, cống hiến cho xã hội, nghị lực vượt qua nghịch cảnh, theo đuổi khát vọng và đam mê...
Đêm nhạc tưởng nhớ Nghệ sĩ, NGND Thái Thị Liên- Người Mẹ của những nghệ sĩ lớn

Đêm nhạc tưởng nhớ Nghệ sĩ, NGND Thái Thị Liên- Người Mẹ của những nghệ sĩ lớn

(PNTĐ) - Tối ngày 28 tháng 12 năm 2024 tới đây, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam sẽ tổ chức một buổi hòa nhạc đặc biệt “Tiếng đàn còn mãi ngân vang” để tưởng niệm Nghệ sĩ, Nhà giáo Nhân dân (NS NGND) Thái Thị Liên, 1 trong 7 người tham gia thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), người thầy đứng đầu ngành Piano đầu tiên và lâu nhất của nhà trường.