Cục Điện ảnh yêu cầu gỡ bỏ phim “Hướng gió mà đi” có hình ảnh đường lưỡi bò

HỒNG HÀ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Cục Điện ảnh đã ban hành văn bản yêu cầu Netflix, FPT Play gỡ bỏ phim "Hướng gió mà đi" xuất hiện hình ảnh “đường lưỡi bò”.

Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Đỗ Quốc Việt ký ban hành Công văn số 870/ĐA-VP gửi Công ty Netflix; Công văn số 871/ĐA-VP gửi Công ty Cổ phần Viễn thông FPT với nội dung yêu cầu gỡ bỏ phim "Hướng gió mà đi" (Flight to you, phim Trung Quốc).

Trong công văn gửi Netflix, Cục Điện ảnh nêu rõ, thông qua hoạt động quản lý nhà nước về điện ảnh, ngày 8/7/2023, Cục Điện ảnh nhận được thông tin phản ánh về việc Công ty Netflix đã thực hiện phổ biến phim "Hướng gió mà đi" (39 tập) trên không gian mạng qua địa chỉ tên miền https://www.netflix.com và ứng dụng Netflix tới người sử dụng tại Việt Nam, trong đó nội dung phim "Hướng gió mà đi" có hình ảnh ''đường lưỡi bò'' phi pháp.

Cục Điện ảnh yêu cầu gỡ bỏ phim “Hướng gió mà đi” có hình ảnh đường lưỡi bò - ảnh 1
Poster phim "Hướng gió mà đi"

Cục Điện ảnh đã tiến hành rà soát, kiểm tra toàn bộ nội dung phim “"Hướng gió mà đi"” (39 tập). Kết quả kiểm tra phim "Hướng gió mà đi" (39 tập) phổ biến trên không gian mạng tại địa chỉ tên miền https://www.netflix.com và ứng dụng Netflix cho thấy, hình ảnh đường lưỡi bò xuất hiện trên bản đồ trong nhiều cảnh phim "Hướng gió mà đi" (tại các tập 18, tập 19, tập 21, tập 24, tập 25, tập 26, tập 27, tập 38, đặc biệt thể hiện rất rõ đường lưỡi bò từ 2 phút 00 giây đến 2 phút 03 giây tập 30) và kèm theo lời thoại và phụ đề “Rồi sẽ có ngày tấm bản đồ này đi đến rất nhiều nơi trên thế giới” từ 41 phút 18 giây đến 41 phút 55 giây tại tập 18.

“Việc thể hiện hình ảnh đường lưỡi bò và những nội dung trong lời thoại và phụ đề như đã nêu trên trong phim là không đúng, xâm phạm chủ quyền quốc gia của Việt Nam và vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 Luật Điện ảnh số 05/2022/QH15”, Công văn nhấn mạnh.

Tại Công văn gửi Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, Cục Điện ảnh cho biết nhận được thông tin phản ánh về việc Công ty Cổ phần Viễn thông FPT phổ biến phim "Hướng gió mà đi" (39 tập) trên không gian mạng qua địa chỉ tên miền https://fptplay.vn và ứng dụng FPT Play tới người sử dụng tại Việt Nam, trong đó nội dung phim "Hướng gió mà đi" có hình ảnh " đường lưỡi bò" phi pháp.

Dù đơn vị này làm mờ hình ảnh bản đồ trong nhiều cảnh phim "Hướng gió mà đi" (tại các tập 18, tập 19, tập 21, tập 24, tập 25, tập 26, tập 27, tập 30, tập 38), tuy nhiên, Cục Điện ảnh khẳng định bộ phim có nội dung không đúng, xâm phạm chủ quyền quốc gia Việt Nam nên không phù hợp để phổ biến tại Việt Nam.

Từ hai Công văn trên, Cục Điện ảnh yêu cầu, thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 131/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh: yêu cầu Công ty Netflix thực hiện gỡ bỏ phim "Hướng gió mà đi" tại địa chỉ tên miền https://www.netflix.com và ứng dụng Netflix; yêu cầu Công ty Cổ phần Viễn thông FPT thực hiện gỡ bỏ phim "Hướng gió mà đi" tại địa chỉ tên miền https://fptplay.vn và ứng dụng FPT Play.

Thời gian thực hiện trong vòng 24 giờ kể từ 00h ngày 10/7/2023 và có văn bản báo cáo kết quả thực hiện gửi về Cục Điện ảnh trước ngày 12/7/2023.

Trước đó, ngày 7/7, tại Hội nghị giao ban 6 tháng đầu năm 2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ VHTTDL, Liên hiệp các hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam với các hội văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết, tình hình vi phạm về chủ quyền quốc gia Việt Nam trên điện ảnh ngày càng tinh vi, đặc biệt là việc xuất hiện "đường lưỡi bò".

Theo ông Vi Kiến Thành, nhiều khi, các vi phạm chỉ mang tính ý tưởng minh họa, ví dụ là hình ảnh người ta có thể hiểu đó là châu Á nhưng được sắp đặt bằng các hình khối, rồi đan cài vào là đường lưỡi bò. Hoặc tỉ lệ xuất hiện rất ngắn trong cả một bộ phim dài 90 phút nhưng chỉ là 1 vài giây. Vì thế, nếu không kiểm soát chặt chẽ thì sẽ để lọt rất nhiều bộ phim vi phạm chủ quyền Việt Nam. Theo Cục trưởng Cục Điện ảnh, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông với Bộ VHTTDL để kịp thời xử lý những vi phạm này.

Tin cùng chuyên mục

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

(PNTĐ) - Từ ngày 8 – 12/5, sự kiện thường niên “Những ngày Văn học Châu Âu” sẽ quay trở lại với công chúng yêu văn chương tại Hà Nội bằng một chuỗi hoạt động sôi nổi và đặc sắc, lần đầu tiên đặt trọng tâm vào các nhà văn di dân gốc Việt đang tạo dấu ấn tại văn đàn châu Âu.
Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

(PNTĐ) - Bộ phim kinh dị Việt mùa hè năm nay Út Lan: Oán linh giữ của vừa tung đoạn teaser poster và teaser trailer khiến khán giả rùng mình. Đạo diễn Trần Trọng Dần và ê-kíp đã có một hướng tiếp cận đặc biệt cho câu chuyện dân gian bí ẩn về loại “bùa ngải” khét tiếng này.
Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

(PNTĐ) - Thời gian gần đây, nhiều nghệ sĩ Việt đối mặt với làn sóng chỉ trích vì quảng cáo sản phẩm thổi phồng công dụng, thậm chí sai sự thật. Từ thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đến thuốc giảm cân, chữa bệnh không rõ nguồn gốc... hình ảnh các nghệ sĩ vốn được công chúng tin tưởng đã bị lợi dụng, khiến nhiều người mất danh tiếng, sự nghiệp chỉ vì tham lợi từ quảng cáo.
Tùng Dương khuyên người trẻ: “Đừng buồn phiền nữa”

Tùng Dương khuyên người trẻ: “Đừng buồn phiền nữa”

(PNTĐ) - Khi ca khúc Tái sinh vẫn còn đang “cháy” trong lòng người hâm mộ, và Lời nói dối của cha vừa gây được ấn tượng mạnh, Tùng Dương tiếp tục tung ra một sản phẩm âm nhạc mới với cái tên đầy cảm xúc: Đừng buồn phiền nữa. Theo chia sẻ của nam ca sĩ, đây là lời nhắn nhủ đầy chân thành anh muốn gửi đến những người trẻ đang sống trong một thế giới đầy áp lực và biến động.