Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng và ấn tượng phim Việt sau Covid-19

Chia sẻ

Bộ phim “Tiệc trăng máu” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng vừa ra rạp đã nhận được phản hồi tốt từ khán giả. Tới thời điểm hiện tại, doanh thu ước tính của bộ phim đã hơn 30 tỷ đồng. Có thể nói, bộ phim là một hy vọng để phim rạp Việt khởi sắc hơn sau mùa Covid-19.

Đạo diễn Nguyễn Quang DũngĐạo diễn Nguyễn Quang Dũng (Ảnh: NSX)

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã chia sẻ với báo Phụ nữ Thủ đô về bộ phim này.

- Điều gì đã thuyết phục anh “remake” (làm lại) kịch bản phim “Perfect Strangers” của Italy?

- Kịch bản gốc Perfect Strangers của Italy đã “chinh phục” 18 nước trước khi thuyết phục tôi, có thể nói là đạt kỷ lục remake. Đây là kịch bản rất đặc biệt với điện ảnh thế giới. Nội dung phim về một buổi họp mặt của nhóm bạn thân, một thành viên bất ngờ đề xuất trò chơi chia sẻ điện thoại nhằm tăng tinh thần “đoàn kết”. Từ đó, những góc khuất của từng người dần hé lộ và khiến cho mối quan hệ vốn khắng khít của họ bắt đầu lay chuyển. Chuyện chỉ xảy ra trong một căn nhà, trên bàn ăn, thì điều gì sẽ lôi cuốn khán giả? Phim là một câu chuyện mang tính thời đại, là vấn đề mà ai cũng quan tâm, bởi ai cũng có những bí mật cất giữ trong chiếc điện thoại và những bí mật đó giống như một quả bom nổ chậm.

Với “Tiệc trăng máu”, tôi hầu như không thay đổi tình tiết, kể cả nghề nghiệp của nhân vật. Thay vào đó, tôi bỏ bớt những chuyện mà ở nước khác là vấn đề nhưng ở Việt Nam thì không, quan hệ bạn bè trong “Tiệc trăng máu” cũng thân thiết hơn trong bản gốc.

- Ở “Tiệc trăng máu” hội tụ một “dàn” sao nổi tiếng, người ta cho rằng nhờ yếu tố này nên phim có sức thu hút mạnh hơn. Vì sao anh không tạo cơ hội cho những gương mặt mới?

- Ngay từ hồi mới ra trường, tôi đã làm việc với những ngôi sao và tôi hiểu vì sao họ có được vị trí đó. Ngôi sao là những người có năng lực và thái độ làm việc rất chuyên nghiệp. Ở “Tiệc trăng máu” có 7 diễn viên chính, không có vai phụ. Cái khó là họ xuất hiện cùng lúc trên bàn tiệc. Họ thay phiên nhau kể lại những câu chuyện, giải quyết những mâu thuẫn của riêng mình. Kịch bản phim dành cho từng diễn viên, cho sự kết nối của cả dàn diễn viên với nhau, nên tôi đặt vấn đề với nhà sản xuất là phải có dàn diễn viên toàn “sao” thì mới thú vị.

Gần đây, khi đi casting, tôi thấy diễn viên trẻ rất giỏi. Mười mấy năm nay, năm nào cũng casting vài lần, tôi thấy rõ sự phát triển của các bạn trẻ. Thế hệ gần đây giỏi và văn hóa nền tốt. Hồi xưa nghề diễn còn khó khăn, trừ ai yêu nghề quá mới làm diễn viên chứ không chọn đây là nghề mưu sinh. Hiện nay, điện ảnh phát triển hơn nên thu hút được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi, từ đây tìm được nhiều tài năng hơn.

- Điện ảnh Việt vẫn luôn “đau đầu” với bài toán thiếu kịch bản hay, anh giải quyết vấn đề này thế nào?

- Thiếu kịch bản hay bởi hiện tại người viết kịch bản có thu nhập thấp quá. Nghề gì cũng vậy, không có những người đổi đời nhờ nghề thì không thu hút được những người giỏi. Nền điện ảnh của chúng ta chưa đủ phát triển, chúng ta không thể đòi hỏi người làm nghề đam mê thuần khiết. Nhưng cũng có tín hiệu vui là hiện giờ đã có những người giỏi của ngành khác họ bắt đầu qua làm biên kịch: viết sách, báo, học kinh tế… Với cá nhân tôi thì trong lúc khó khăn như vậy tôi tự viết, làm kịch bản của người khác, remake, hoặc làm việc với nhóm biên kịch trẻ, tìm mọi cách để vượt khó trước mắt.

- Cảm ơn anh đã chia sẻ!

NGUYÊN VŨ (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Hai mặt của “trào lưu thần tượng” ở Việt Nam

Hai mặt của “trào lưu thần tượng” ở Việt Nam

(PNTĐ) - Vừa rồi, fans Việt của “ông hoàng Kpop” G-Dragon được “mát mặt” khi cộng đồng quốc tế khen hâm mộ văn minh trong các hoạt động đón chào, cổ vũ thần tượng biểu diễn tại Mỹ Đình, Hà Nội. Thực tế, fans Việt được khen nhiều nhưng bị “lắc đầu” vì “lệch chuẩn” cách hâm mộ cũng không ít…
Quảng bá văn hóa Thủ đô: Cho người trẻ một sân khấu

Quảng bá văn hóa Thủ đô: Cho người trẻ một sân khấu

(PNTĐ) - Những di sản lịch sử, văn hóa của dân tộc, của Thủ đô được tái hiện lại theo phong cách sáng tạo, mới lạ, đầy chất trẻ và rất gần gũi với thế hệ gen Z. Điều đặc biệt là, dù được thể hiện bằng hình thức mới, nhưng các bạn trẻ luôn cố gắng giữ được những tinh thần cốt lõi, giá trị lịch sử và chiều sâu văn hóa của di sản. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy văn hóa, lịch sử, di sản không hề rời xa lớp trẻ. Mà đơn giản, là làm sống lại văn hóa truyền thống vì tình yêu Hà Nội.
Nữ tác giả một mình đi hơn 100 quốc gia và khát vọng giới thiệu vẻ đẹp Việt Nam

Nữ tác giả một mình đi hơn 100 quốc gia và khát vọng giới thiệu vẻ đẹp Việt Nam

(PNTĐ) - Nữ tác giả Việt kiều Tina Yuan vừa ra mắt hai tác phẩm song hành về Việt Nam và Hy Lạp tại Hà Nội. Hai cuốn sách nhỏ xinh như những cuốn cẩm nang du lịch bỏ túi chứa đựng rất nhiều tình cảm của Tina Yuan dành cho quê mẹ Việt Nam và đất nước Hy Lạp mà cô yêu mến. Tina Yuan có cuộc gặp gỡ với độc giả Hà Nội giới thiệu về hai cuốn sách đúng ngày gia đình Việt Nam (28/6), như một lời khẳng định Việt Nam là quê hương là gia đình và Hy Lạp như là gia đình thứ 2 của cô.