Đêm nhạc Phú Quang- Đỗ Bảo và sự hòa quyện âm nhạc đặc biệt của hai thế hệ

MẠC VY
Chia sẻ

(PNTĐ) -Lần đâù tiên âm nhạc của Phú Quang và Đỗ Bảo cùng hòa quyện trong chương trình âm nhạc "Hà Nội- mùa chuyển". Chương trình diễn ra vào 20h ngày 21 và 22/4 tại Nhà hát Lớn Hà Nôị với sự tham gia của các giọng ca Thanh Lam, Tấn Minh, Ngọc Anh và Hà Trần.

Khán giả không quá ngạc nhiên khi Ban tổ chức chọn lựa một sự hòa quyện giữa âm nhạc của Phú Quang và Đỗ Bảo, bởi chỉ cần nhắc đến tên tuổi của hai nhạc sĩ dù họ có khoảng cách thế hệ nhưng đều là nhạc sĩ của những bản tình ca giàu tính trữ tình, sâu lắng, da diết, sự nghiệp sáng tác chung mảng đề tài nổi bật là tình yêu, những cung bậc cảm xúc yêu gắn với khung cảnh bốn mùa của Hà Nội.

Đêm nhạc Phú Quang- Đỗ Bảo và sự hòa quyện âm nhạc đặc biệt của hai thế hệ  - ảnh 1
Ekip thực hiện  gặp gỡ báo giới chia sẻ về chương trình

Phú Quang - Đỗ Bảo còn có điểm chung là đến với âm nhạc từ sớm, được đào tạo bài bản và dành một quỹ thời gian đáng kể cho khí nhạc, hòa âm, dàn dựng dàn nhạc. Có không ít những bản nhạc không lời trữ tình của Phú Quang được Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam sử dụng trong hàng chục năm qua đã trở nên quen thuộc với khán thính giả mặc dù có thể họ không biết đấy chính là những giai điệu được viết ra bởi tác giả “Em ơi Hà Nội phố”. Đỗ Bảo cũng từng có hòa nhạc “Gió bình minh” cũng như album nhạc đương đại dành riêng cho nhạc cụ truyền thống.  

Hai nhạc sĩ đều chỉn chu trong việc đưa tác phẩm ra công chúng bằng việc viết luôn bản phối. Cùng với giai điệu chính, những khán giả mộ điệu đã thuộc nằm lòng những câu nhạc dạo, đệm trong những ca khúc làm nên tên tuổi hai nhạc sĩ. Chính vì vậy đêm nhạc tới sẽ là dịp để chúng ta được nghe một số sáng tác của Phú Quang do Đỗ Bảo chuyển soạn lại. Mặc dù Phú Quang chủ yếu phổ thơ còn Đỗ Bảo đa phần tự viết lời nhưng cả hai nhạc sĩ đều trau chuốt câu từ. Họ cầu toàn và hướng tới sự hoàn mỹ trong nghệ thuật. 

Đêm nhạc Phú Quang- Đỗ Bảo và sự hòa quyện âm nhạc đặc biệt của hai thế hệ  - ảnh 2
Nghệ sĩ Piano Trinh Hương, con gái nhạc sĩ Phú Quang chia sẻ về sự chờ đợi đêm nhạc

Nghệ sĩ piano Trinh Hương, con gái nhạc sĩ Phú Quang nhận định giữa bố mình và nhạc sĩ Đỗ Bảo có một vài điểm chung như đều yêu giao hưởng, phần phối cho những ca khúc của cả hai luôn đầy đặn. Chính nét tương đồng này thu hút chị muốn có sự thử nghiệm kết hợp giữa hai nhạc sĩ. Đặc biệt, cũng như sự chờ đợi và tò mò của công chúng, nghệ sĩ Trinh Hương cũng muốn nghe cảm nhận của một nhạc sĩ khác khi phối bài của bố tôi. Chị mong chờ sự mới mẻ mà nhạc sĩ Đỗ Bảo mang lại cho âm nhạc của bố mình.

“Tôi cũng biết đôi khi cái mới cũng không dễ để mọi người đón nhận ngay. Vì sau mấy chương trình làm cho bố, tôi cũng cảm nhận được khán giả của bố khá bảo thủ, khá giống bố. Bố tôi đương nhiên ít khi muốn ai khác động đến đứa con tinh thần mà ông đã định hình từ bản nhạc đến khi âm thanh vang lên. Cho nên khi ông còn sống có thể người này người kia phối nhạc của ông, nhưng ông luôn yêu cầu giữ nguyên hòa thanh gốc.

Lúc sinh thời, bản thân bố tôi sau một vài năm cũng có điều chỉnh, phối lại, làm mới theo thời đại. Giờ ông không còn tự làm mới được sẽ phải có người khác. Tôi mong chờ sẽ tìm được những nhạc sĩ hiểu được ông. Trong chương trình, Đỗ Bảo sẽ thoải mái sáng tạo với 3-4 bài của bố tôi. Tôi muốn sự thay đổi từ từ cho mọi người tiếp nhận chứ không muốn quá đột ngột”- nghệ sĩ Trinh Hương chia sẻ. 

Đêm nhạc Phú Quang- Đỗ Bảo và sự hòa quyện âm nhạc đặc biệt của hai thế hệ  - ảnh 3
Nhạc sĩ Đỗ Bảo đã dừng dự định làm đêm nhạc riêng để thực hiện đêm nhạc chung với âm nhạc Phú Quang 

Với nhạc sĩ Đỗ Bảo, anh bày tỏ rất vinh dự khi được có đêm nhạc chung với nhạc sĩ Phú Quang và mong đợi đêm nhạc này. Cũng vì thế, nên anh đã gác lại đêm nhạc riêng dự định tổ chức trong năm nay để thực hiện đêm nhạc này. Tuy nhiên, bản thân anh thấy mình không có nhiều nét giống với nhạc sĩ Phú Quang.

“Tôi từng lớn lên trong những năm tháng mà ở đó những câu hát câu nhạc của nhạc sĩ Phú Quang đã là những bến bờ thi ca thân thuộc với nhiều người. Sau này trong những năm 1990-2000, tôi có nhiều dịp được làm việc với chú trong những sự kiện biểu diễn mà chú tổ chức, lúc là trưởng ban nhạc, lúc phối khí một phần. Nhạc sĩ Phú Quang hóm hỉnh, sắc sảo, nhiều nét tính cách khác xa tôi, trong đó có nhiều điều hay mà tôi quan sát học hỏi được. Tôi hiểu được ít nhiều và thực sự trân trọng cuộc đời âm nhạc, những thành công cũng như cách mà âm nhạc của chú đã sống được trong lòng công chúng”- nhạc sĩ Đỗ Bảo chia sẻ. 

Đêm nhạc Phú Quang- Đỗ Bảo và sự hòa quyện âm nhạc đặc biệt của hai thế hệ  - ảnh 4
Hình ảnh của cố nhạc sĩ Phú Quang và nhạc sĩ Đỗ Bảo trên poster đêm nhạc

Đỗ Bảo nói, mặc dù anh và nhạc sĩ Phú Quang có nhiều dịp làm việc với chung, có những người bạn vong niên chung… nhưng ngoài công việc lại có ít dịp chuyện trò gần gũi. Đó là bởi khoảng cách thế hệ, tuy nhiên hai nhạc sĩ vẫn luôn hiểu và dành cho nhau sự trân quý trong âm thầm.

“Cuộc hội ngộ này của chú cùng tôi có thể là do những điểm tương đồng giữa âm nhạc của chú và và của tôi đều nảy sinh bởi những ảnh hưởng của âm nhạc cổ điển, môi trường âm nhạc của Hà Nội, bởi những nét tính cách Hà Nội, các mùa của Hà Nội, hay những góc tính cách lãng đãng trong chú và tôi”- Đỗ Bảo tâm sự. 

Đỗ Bảo cho biết, ở chương trình này, anh chủ trương giữ tâm thế một giám đốc âm nhạc nhiều hơn là tâm thế một tác giả, gắng nhìn nhận cả hai tác giả là độc lập và không sa đà vào phân định tuổi tác và thế hệ. “Tôi cần xây dựng một chương trình hài hòa có thể đan xen xuyên suốt hai tính cách âm nhạc, cả những tương đồng và khác biệt, để chương trình liền mạch và hy vọng nó đủ hấp dẫn với cả hai nhóm khán giả của chương trình”- Đỗ Bảo tiết lộ. 

Đêm nhạc Phú Quang- Đỗ Bảo và sự hòa quyện âm nhạc đặc biệt của hai thế hệ  - ảnh 5
Ông Nguyễn Thùy Dương, Giám đốc IB Group Việt Nam cho biết đêm nhạc được đầu tư lớn với ekip hùng hậu

Ông Nguyễn Thùy Dương, Giám đốc IB Group Việt Nam, đơn vị kết hợp cùng Nhà hát lớn Hà Nội và Maine Coon Productions thực hiện chương trình cho biết, đêm nhạc được đầu tư rất công phu với những tên tuổi lớn trong các lĩnh vực như đạo diễn Phạm Hoàng Nam, Giám đốc mỹ thuật Lê Thiết Cương…

“Một chương trình với những tên tuổi như thế này, giá vé gấp 3 lần vẫn là chưa đủ với đầu tư”- ông Nguyễn Thùy Dương cho biết tại cuộc gặp gỡ báo chí giới thiệu đêm nhạc.

Trong đêm nhạc, họa sĩ Lê Thiết Cương sẽ trang trí sân khấu bằng một sắp đặt có tính trừu tượng lấy cảm hứng từ những mái nhà lô xô của phố cổ Hà Nội. Ngoài tiền sảnh có một sắp đặt dưới dạng cổng và khi ánh sáng xuyên qua những chỗ trổ thủng trên vòm và hai bên thì tên các bài hát trong chương trình sẽ hiện lên người những ai đi dưới cổng.

Tổng đạo diễn Phạm Hoàng Nam cũng nhấn mạnh, đêm nhạc mở màn cho chuỗi chương trình “Hà Nội mùa chuyển” với mong muốn góp phần tạo nên một bước chuyển cho đời sống văn hóa giải trí thủ đô. Anh xác định chương trình là điểm hội tụ của nhiều anh tài từ các lĩnh vực, không nhằm mục tiêu bán vé mà sẽ tiệm cận một sự kiện văn hóa đáp ứng nhu cầu thưởng thức vừa đa dạng vừa chuyên sâu của khán giả hôm nay.

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.