Gia đình là “hạt nhân” giúp gìn giữ nét thanh lịch của người Tràng An

Chia sẻ

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Thành ủy Hà Nội khóa XVII cụ thể hóa trong Chương trình 06-CTr/TU. Phóng viên Báo Phụ nữ Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với PGS. TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam xung quanh vấn đề này.

- Hà Nội đã đưa hai bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn TP vào thực hiện. Ông đánh giá như thế nào về sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử của công chức, viên chức, người dân Thủ đô và du khách đến Hà Nội khi thực hiện hai bộ Quy tắc này?

- Từ khi Hà Nội ban hành hai Bộ Quy tắc ứng xử trên, đã có những sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức và hành động thực tế liên quan đến ứng xử trong công sở và nơi công cộng. Giờ đây, ứng xử văn minh dần trở thành một nguyên tắc đạo đức của mỗi cán bộ, công nhân viên chức và người lao động Thủ đô. Đã có một số trường hợp vi phạm bị lên án và trở thành những bài học kinh nghiệm.

Việc ra đời kịp thời của Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội cũng đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao ý thức của người dân trong ứng xử nơi công cộng. Theo đánh giá của tôi, quy tắc ứng xử nơi công cộng đã bước đầu được điều chỉnh từ lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng, hình thành chuẩn mực đạo đức, phù hợp với giá trị văn hóa chung, góp phần vào việc giữ gìn nét thanh lịch của người Hà Nội, vừa tạo được sự hài hòa với sự phát triển của cuộc sống hiện đại.

- Chúng ta vẫn nói “văn hóa trong xã hội có gốc từ gia đình”, theo ông, trong mỗi gia đình, ông bà, cha mẹ nên giáo dục con cái như thế nào để vừa có thể giữ gìn những nét đẹp truyền thống mà vẫn giúp trẻ tiếp nhận những luồng văn hóa hiện đại, mà vẫn giữ được tiêu chuẩn ứng xử văn minh thanh lịch của người Hà Nội?

- Văn hóa gia đình và văn hóa xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau. Văn hóa của mỗi gia đình kết hợp lại thành văn hóa của xã hội, trong khi đó, văn hóa xã hội là môi trường hình thành nên văn hóa mỗi gia đình. Vì thế, văn hóa gia đình tốt tạo điều kiện thuận lợi cho văn hóa xã hội tốt, và ngược lại.

Giáo dục trong gia đình là giáo dục làm gương, ông bà làm gương cho bố mẹ, con cháu, anh em làm gương cho nhau. Thực hành những giá trị truyền thống trong gia đình chính là một trong những cách làm gương đó. Việc thực hành này không chỉ giúp thế hệ tiếp nối hiểu thêm về truyền thống, từ đó yêu quý những giá trị truyền thống, tiếp tục thực hành những giá trị ấy, mà quan trọng hơn là còn để giáo dục đạo đức cho mỗi người. Từ đó hình thành những công dân có bản lĩnh văn hóa, hiểu chân - thiện - mỹ, trở thành những người tốt và có ích trong xã hội.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Ảnh: Đ.HPGS.TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Ảnh: Đ.H

- Đó là môi trường gia đình, vậy còn trong môi trường nơi học đường, theo ông, chúng ta phải kết hợp sự giáo dục ra sao để trẻ nhỏ trở thành những công dân tốt, biết ứng xử văn minh, thanh lịch?

- Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến những hành vi phản văn hóa xuất hiện ngày một nhiều trong môi trường văn hóa của nhà trường. Có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng này, từ ảnh hưởng của quá trình hội nhập quốc tế, sa sút trong giáo dục trong gia đình, sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông hay mặt trái của nền kinh tế thị trường… Nhưng rõ ràng, đây là điều hết sức lo ngại đối với sự phát triển nhân cách của học sinh, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội.

Để giải quyết vấn đề này, theo tôi, cần có sự chung tay của nhiều bên liên quan, đặc biệt là sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu không có sự phối hợp đồng bộ này thì những điều tốt đẹp được học ở trường không được thực hành ở nhà, và chúng ta lại chứng kiến những điều ngược lại ở xã hội. Việc này sẽ khiến những nỗ lực của ngành giáo dục không còn ý nghĩa. Hình thành nhân cách một con người cần cân đối cả đức - trí - thể - mỹ. Gia đình, nhà trường và xã hội đều phải hướng đến mục tiêu này cho dù mỗi nơi, có đặc thù riêng, có thể nhấn mạnh yếu tố này hay yếu tố kia.

- Vậy nhìn rộng hơn, theo ông, bản thân mỗi người dân cần làm gì để giữ gìn nét văn hóa văn minh, thanh lịch của người Hà Nội?

- Theo tôi, bên cạnh việc phát huy vai trò của truyền thông trong việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, chúng ta cũng cần phát huy hơn nữa vai trò của gia đình như củng cố, khai thác và phát huy những giá trị của gia đình Hà Nội truyền thống, bên cạnh việc bổ sung, tiếp thu những giá trị mới của gia đình hiện đại.

Chúng ta cũng cần tiếp tục, hoàn thiện việc đưa nội dung giáo dục giá trị con người Hà Nội thanh lịch, văn minh ở các cấp phổ thông. Bên cạnh việc học tri thức, các nhà trường cũng cần tổ chức hiệu quả các hoạt động ngoại khoá nhằm hướng học sinh, sinh viên vào các sinh hoạt bổ ích, gắn với bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, niềm tin và nghị lực sống; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.

Bên cạnh đó, tôi cũng muốn nhấn mạnh đến vai trò của văn học, nghệ thuật trong xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Theo tôi, Hà Nội có thể quan tâm hơn nữa vai trò của văn học, nghệ thuật, của đội ngũ văn nghệ sĩ trong xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh; Khuyến khích sáng tác các tác phẩm hướng con người tới khát vọng chân, thiện, mỹ, giúp con người thanh lọc tâm hồn, tự hoàn thiện bản thân; Xây dựng các giá trị mới của thời đại, khiến cho văn hóa thực sự “soi đường cho quốc dân đi".

- Xin cảm ơn PGS.TS!

ĐỖ HỮU (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Nhiều sách hay về Điện Biên Phủ

Nhiều sách hay về Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Chiến thắng Điện Biên Phủ là dấu son chói lọi trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. 70 năm đã trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn luôn được nhắc nhớ tới thế hệ trẻ thông qua những ấn phẩm được xuất bản.
Khúc tráng ca xúc động “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”

Khúc tráng ca xúc động “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”

(PNTĐ) - Tối 2/5, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”. Chương trình đưa khán giả đi suốt dọc hành trình hơn 3.000 ngày trường chinh đánh giặc cho tới thắng lợi Điện Biên lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu và ngày về Thủ đô trong khải hoàn chiến thắng.
Phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ”

Phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ”

(PNTĐ) - Nhân cuộc đua xe đạp "Về Điện Biên Phủ năm 2024 - Cúp Báo Quân đội nhân dân" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Ban Tổ chức đã phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ” nhằm lưu giữ và lan tỏa những khoảnh khắc đẹp của các vận động viên và người dân cổ vũ trên hành trình cuộc đua.
Chiếu miễn phí phim tài liệu về Điện Biên Phủ

Chiếu miễn phí phim tài liệu về Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Cục Điện ảnh, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ” trình chiếu miễn phí 6 bộ phim: Điện Biên Phủ, Hồi ức Điện Biên, Chuyện những người lính già, Đồng hành cùng lịch sử, Chia lửa cùng Điện Biên, Điện Biên Phủ niềm hy vọng.