Giấc mơ đi tìm thời vàng son mới

Chia sẻ

PNTĐ-Liên hoan Phim Việt Nam (LHPVN) lần thứ XX diễn ra tại TP Đà Nẵng từ 24-28/11 là sự kiện điện ảnh lớn nhất trong năm 2017...

 
Liên hoan Phim Việt Nam (LHPVN) lần thứ XX diễn ra tại TP Đà Nẵng từ 24-28/11 là sự kiện điện ảnh lớn nhất trong năm 2017, cũng là kỳ Liên hoan Phim đặc biệt để những người làm điện ảnh và khán giả nhìn lại dấu ấn điện ảnh Việt Nam qua 20 kỳ LHP, kể từ kỳ đầu tiên năm 1970.
 
Giấc mơ đi tìm thời vàng son mới - ảnh 1
Hình ảnh phim “Cô gái đến từ hôm qua” dự thi Liên hoan
phim Việt Nam lần thứ XX
 
Vắng bóng điện ảnh Nhà nước
 
Tinh thần của LHPVN lần thứ XX được thể hiện rõ trong khẩu hiệu mới “Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại và nhân văn”, phù hợp với chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng phê duyệt, trong đó điện ảnh là một trong những ngành quan trọng nhất.
 
Năm 2017, Hội đồng tuyển chọn của Liên hoan Phim Việt Nam đã chọn 129 bộ phim từ hàng trăm bộ phim đăng ký tham dự, từ 34 đơn vị sản xuất phim trên cả nước và 10 quốc gia thuộc khối ASEAN để đưa vào các hạng mục.
 
Theo đó, hạng mục phim dự thi có: 16 phim truyện điện ảnh, 26 phim tài liệu, 17 phim khoa học, 18 phim hoạt hình và 1 phim tham dự Giải thưởng phim ASEAN do Việt Nam sáng lập và đăng cai tổ chức năm đầu tiên. Có 12 phim truyện điện ảnh và 10 phim tài liệu được lựa chọn cho chương trình chiếu phim toàn cảnh. Để ghi dấu ấn kỷ niệm 20 kỳ LHPVN, BTC đã lựa chọn được 20 bộ phim để chiếu trong chương trình “Những bộ phim đạt giải cao tại các kỳ LHPVN”.
 
Tuy nhiên, ở kỳ LHPVN lần thứ XX, sau 47 năm, lần đầu tiên trong lịch sử điện ảnh Việt vắng bóng hoàn toàn các phim do hãng điện ảnh lớn của nhà nước: Hãng phim Truyện Việt Nam và hãng phim Giải Phóng.
 
Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát đánh giá: “Trước đây, hai hãng phim nhà nước từng gây chú ý bởi những tác phẩm chất lượng, đề cập những vấn đề xã hội mà mọi người quan tâm, kèm theo đó, đạo diễn và diễn viên cũng xuất sắc, nổi bật. Năm 2017 vắng bóng phim điện ảnh nhà nước là điều đáng buồn và đáng phải suy nghĩ.
 
Bù lại, tín hiệu rất đáng mừng là số lượng phim của các hãng tư nhân, trước chỉ có 5-10 phim/năm nhưng nay đã tăng lên khoảng 35-40 phim/năm. Sự tham gia của nhiều hãng phim tư nhân trong kỳ LHPVN lần thứ XX cho thấy việc xã hội hóa điện ảnh phù hợp xu hướng phát triển của điện ảnh thế giới”.

Mơ về hào quang của tháng năm dĩ vãng
 
Những người làm điện ảnh cũng không khỏi lo ngại thực trạng phim giải trí đang được sản xuất rầm rộ, lấn át dòng phim chủ đạo, chính thống. Đánh giá điện ảnh đang là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư kinh doanh, đạo diễn Đỗ Đức Thịnh cho biết: “Đa phần các hãng phim tư nhân sản xuất tác phẩm mang tính giải trí phục vụ khán giả trẻ, điều này không có gì sai bởi ngay thời sơ khai, bản chất nghệ thuật cũng mang tính giải trí. Nhưng điều này kéo theo sự nhàm chán về đề tài khi hầu hết các phim đều đặt tiêu chí giải trí lên hàng đầu. Mỗi năm có khoảng 50 - 60 phim ra rạp nhưng thị trường điện ảnh Việt vẫn chưa có sự bứt phá về đề tài.
 
Các nhà sản xuất phim rất e ngại tính rủi ro về doanh thu nên đôi khi thấy kịch bản và thông điệp của bộ phim rất hay nhưng vẫn bỏ lỡ. Liệu có hãng phim tư nhân nào dám đầu tư 30 - 40 tỷ để sản xuất một bộ phim đề tài lịch sử? Thực tế là đã có người tiên phong, đầu tư rồi nhưng sau mất tích… bởi rất khó lấy lại vốn”.
 
Đạo diễn Đặng Nhật Minh hồi tưởng LHPVN năm 1988 tại Đà Nẵng, khi đó bộ phim Cô gái trên sông của ông từng đoạt Bông Sen Bạc đã được đón nhận nồng nhiệt: “Khán giả Đà Nẵng như lên cơn sốt, một ngày chiếu 4 suất và lúc nào rạp cũng chật kín người. Điều đáng vui mừng là sau gần 30 năm quay trở lại, khán giả Đà Nẵng vẫn yêu quý bộ phim và nhận xét rằng đến nay bộ phim vẫn không mất đi tính thời sự”.
 
 “Ngoái lại những năm tháng dĩ vãng, có thể khẳng định rằng, nền điện ảnh dân tộc cách mạng từng có những thời kỳ chín muồi, đã đi đúng quỹ đạo nghệ thuật chân chính của nền điện ảnh trên thế giới, ngang bằng, thậm chí có phần vượt trội so với các nước trong khu vực. Tôi nhắm mắt lại cũng có thể nhớ lại những bộ phim xuất sắc trước đây như: Thương nhớ đồng quê, Ngã ba Đồng Lộc, Đời cát, Rừng đen, Hà Nội mùa đông năm 1946, Thung lũng hoang vắng, Sống trong sợ hãi, Đừng đốt, Bi đừng sợ…”.  
 
Song song với những tín hiệu lạc quan, cũng không thể phủ nhận hiện nay, phim hay cả về nội dung lẫn phương pháp biểu đạt vẫn còn là chuyện ngoài tầm tay. Hiện thực tồn tại việc phim này bắt chước phim kia, bắt chước đề tài phim nước ngoài, hay đôi khi nhà sản xuất có ý tưởng tốt nhưng vì sợ thất thu nên lại đưa vào một chút sex, tiền hay bạo lực để “câu khách”” - đạo diễn Tô Hoàng cảm thấy tiếc nuối.
 
Những tiếc nuối dĩ vãng đó cũng là bài toán cần trả lời của điện ảnh Việt ngày hôm nay, với giấc mơ đi tìm cho mình một thời vàng son mới.

Nguyên Vũ

Tin cùng chuyên mục

Nhiều sách hay về Điện Biên Phủ

Nhiều sách hay về Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Chiến thắng Điện Biên Phủ là dấu son chói lọi trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. 70 năm đã trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn luôn được nhắc nhớ tới thế hệ trẻ thông qua những ấn phẩm được xuất bản.
Khúc tráng ca xúc động “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”

Khúc tráng ca xúc động “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”

(PNTĐ) - Tối 2/5, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”. Chương trình đưa khán giả đi suốt dọc hành trình hơn 3.000 ngày trường chinh đánh giặc cho tới thắng lợi Điện Biên lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu và ngày về Thủ đô trong khải hoàn chiến thắng.
Phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ”

Phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ”

(PNTĐ) - Nhân cuộc đua xe đạp "Về Điện Biên Phủ năm 2024 - Cúp Báo Quân đội nhân dân" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Ban Tổ chức đã phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ” nhằm lưu giữ và lan tỏa những khoảnh khắc đẹp của các vận động viên và người dân cổ vũ trên hành trình cuộc đua.
Chiếu miễn phí phim tài liệu về Điện Biên Phủ

Chiếu miễn phí phim tài liệu về Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Cục Điện ảnh, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ” trình chiếu miễn phí 6 bộ phim: Điện Biên Phủ, Hồi ức Điện Biên, Chuyện những người lính già, Đồng hành cùng lịch sử, Chia lửa cùng Điện Biên, Điện Biên Phủ niềm hy vọng.