Google tôn vinh nữ chủ bút tờ báo dành cho phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày đầu tiên của tháng 2, Goodle Doodle đã tôn vinh bà Sương Nguyệt Anh - nữ chủ bút của tờ báo đầu tiên dành cho phụ nữ ở Việt Nam.

Bà Sương Nguyệt Anh sinh ngày 8-3-1864 tại làng An Bình Đông, tỉnh Bến Tre. Bà Sương Nguyệt Anh cũng chính là con gái thứ tư của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Ông cũng là thầy dạy bà đọc và viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Bà Sương Nguyệt Anh tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Khuê (1864-1921), là một nhà thơ và là chủ bút nữ đầu tiên của Việt Nam. Tờ báo Nữ Giới Chung do bà phụ trách là tờ báo đầu tiên của phụ nữ được xuất bản tại Sài Gòn. 

Ngày 1/2/1918, tờ Nữ Giới Chung, tờ báo đầu tiên dành cho phụ nữ ra đời, do bà làm chủ bút. Báo chủ trương nâng cao dân trí, khuyến khích công - nông - thương và nhất là đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội.

Google tôn vinh nữ chủ bút tờ báo dành cho phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam - ảnh 1
Trang chủ Google với hình ảnh bà Sương Nguyệt Anh ngày 1-2 - Ảnh: Chụp màn hình

Nói về nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, Google nhận xét: “Sương Nguyệt Anh được nhớ đến với nhân cách và trí tuệ sáng ngời, cũng như sự kiên cường vượt qua nghịch cảnh. Bà là người đi đầu cho những nữ tác giả, biên tập viên ở Việt Nam, và là người mở đường cho các thế hệ sau”.

Bà Sương Nguyệt Anh thạo chữ Nôm, chữ Hán, tiếng Pháp. Theo một số nguồn tư liệu, ngoài bút hiệu Sương Nguyệt Anh, con gái cụ Đồ Chiểu còn có nhiều bút danh khác như: Xuân Khuê, Nguyệt Nga, Nguyệt Anh. "Sương Nguyệt Anh được nhớ đến với trí tuệ và nhân cách cao đẹp, cũng như sự kiên cường vượt qua nghịch cảnh. Bà tiên phong cho các nhà văn và biên tập viên nữ ở Việt Nam, mở đường cho các thế hệ sau. Bà có mối quan hệ với mọi tầng lớp xã hội và đối xử với mọi người một cách tôn trọng. Một số đường phố mang tên Nguyệt Anh ở TP.HCM, Đà Lạt, Vũng Tàu", Google viết.

Cuộc sống của bà trải qua nhiều vất vả. Do gia đình đông người, cha lại bị mù nên bà vừa phải chăm lo việc gia đình, vừa giúp đỡ cha làm thuốc. Ban ngày, bà thường xem cha dạy học và chữa bệnh, ban đêm bà đọc sách, tập làm thơ. Cụ Đồ Chiểu qua đời khi bà 24 tuổi, bà cùng anh trai tiếp quản trường học để dạy cho người địa phương. Sau đó, bà chuyển đến Rạch Miễu, Mỹ Tho kết hôn và sinh được một con gái. Hai năm sau thì chồng bà qua đời.

Về tờ Nữ Giới Chung, Google cho biết, ngày 2/1/1918, tờ báo lần đầu xuất bản, bà Sương Nguyệt Anh trở thành nữ tổng biên tập đầu tiên của Việt Nam. Đáng chú ý, Nữ Giới Chung là tờ tuần báo, xuất bản ngày thứ sáu, số đầu tiên vào thứ sáu, ngày 1/2/1918, số cuối ra ngày 19/7/1918, nghĩa là tờ báo tồn tại được 5 tháng 19 ngày, ra được 22 số.

Con gái của cụ Đồ Chiều viết nhiều tác phẩm về vai trò của phụ nữ trong văn hóa và xã hội, bút danh Sương Nguyệt Anh, nghĩa là "Nguyệt Anh góa bụa". Thông qua các số báo của mình, Sương Nguyệt Anh dành trọn cả tài năng và tâm huyết để góp phần làm chấn hưng tinh thần nữ giới nước nhà. Những số báo phát hành đều đề cập đến việc dạy nữ công, đức hạnh phụ nữ và phê phán luật lệ khắt khe với nữ giới thời đó, đồng thời chủ trương đấu tranh mạnh mẽ cho vấn đề bình đẳng nam nữ.

Trong tờ báo số 1, bà Sương Nguyệt Anh viết rằng: "Có đờn bà mới sanh ra thánh hiền, hào kiệt, mới có người tô điểm vẻ non sông; không có đờn bà thì loài người ắt tiêu duyệt, thế giới hiu quạnh như cù lao hoang, đâu là nhà "Triết học", nhà "Văn hóa", nhà "Chánh trị", đâu là nhà "Kinh tế", nhà "Cách trí", nhà "Giáo dục" và hết thảy các hạng người ở trên Trái Đất này".

Bên cạnh việc làm thay đổi nhận thức của xã hội về vai trò phụ nữ thông qua tờ Nữ Giới Chung, nhiều tài liệu lịch sử ghi lại cũng cho thấy bà Sương Nguyệt Anh ủng hộ các phong trào phát triển giáo dục, trong đó có phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu.

Bà Sương Nguyệt Anh qua đời vì bạo bệnh và hai mắt bị mù. Bà qua đời ngày 20/1/1921, ở tuổi 57. Nữ sĩ Việt Nam được an táng cạnh mộ cha mẹ, hiện thuộc Khu di tích nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, ấp 6, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Trang chủ Google sử dụng hình ảnh là bức tranh của Camelia Phạm - một nữ họa sĩ minh họa - sống và làm việc tại Hà Nội. Chia sẻ về bức tranh, nữ họa sĩ cho biết, chị rất vinh dự và tự hào khi tranh của chị được lựa chọn minh họa cho Google Doodle về đề tài liên quan đến Việt Nam. 

Camelia Phạm cho biết, mình đã được truyền cảm hứng rất nhiều từ những vần thơ của nữ thi sĩ Sương Nguyệt Anh. Chị đã cố gắng tìm những hình ảnh biểu tượng từ một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của bà - hình ảnh hoa mai - để đưa vào bức tranh minh họa.

Ngoài ra, bút hiệu của bà còn được dùng để đặt cho một số đường phố tại Việt Nam như ở Đà Lạt, Vũng Tàu và đường Sương Nguyệt Anh ở Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Google Doodle ngày 1 tháng 2 năm 2023 tôn vinh bà với danh hiệu là nữ chủ bút đầu tiên của tờ báo phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Long Nhật gây xôn xao khi đột ngột từ chức Chủ tịch Hội đồng giám khảo 2 cuộc thi sắp diễn ra

Long Nhật gây xôn xao khi đột ngột từ chức Chủ tịch Hội đồng giám khảo 2 cuộc thi sắp diễn ra

(PNTĐ) - Ca sĩ Long Nhật đang gây chú ý khi vừa đột ngột tuyên bố từ chức Chủ tịch Hội đồng giám khảo của hai cuộc thi: Giọng ca vàng Bolero Việt Nam và Tình ca Quê hương Việt Nam do Trung tâm Giọng ca vàng Việt Nam tổ chức. Điều này dấy lên nghi ngờ nam ca sĩ có sự không hài lòng nào đó với hai cuộc thi này.
Hàng chục nghìn khán giả cùng hát, cùng khóc với “Anh Trai Say Hi” dưới cơn mưa Hà Nội

Hàng chục nghìn khán giả cùng hát, cùng khóc với “Anh Trai Say Hi” dưới cơn mưa Hà Nội

(PNTĐ) - Tối 10/5, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) một lần nữa trở thành tâm điểm của làn sóng giải trí, khi hơn 50.000 khán giả bất chấp mưa tầm tả để hòa mình trong đêm nhạc “Anh Trai Say Hi - Concert Đêm 6” với chủ đề Pas Plus Encore. Đây là đêm cuối cùng, khép lại chuỗi sáu đêm concert tại TP. HCM và Hà Nội, đồng thời là mốc son đánh dấu hành trình gần một năm của 30 “Anh Trai” - những chàng trai đa tài đang làm mưa làm gió trên thị trường giải trí Việt.
Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

(PNTĐ) - Từ ngày 8 – 12/5, sự kiện thường niên “Những ngày Văn học Châu Âu” sẽ quay trở lại với công chúng yêu văn chương tại Hà Nội bằng một chuỗi hoạt động sôi nổi và đặc sắc, lần đầu tiên đặt trọng tâm vào các nhà văn di dân gốc Việt đang tạo dấu ấn tại văn đàn châu Âu.
Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

(PNTĐ) - Bộ phim kinh dị Việt mùa hè năm nay Út Lan: Oán linh giữ của vừa tung đoạn teaser poster và teaser trailer khiến khán giả rùng mình. Đạo diễn Trần Trọng Dần và ê-kíp đã có một hướng tiếp cận đặc biệt cho câu chuyện dân gian bí ẩn về loại “bùa ngải” khét tiếng này.
Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

(PNTĐ) - Thời gian gần đây, nhiều nghệ sĩ Việt đối mặt với làn sóng chỉ trích vì quảng cáo sản phẩm thổi phồng công dụng, thậm chí sai sự thật. Từ thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đến thuốc giảm cân, chữa bệnh không rõ nguồn gốc... hình ảnh các nghệ sĩ vốn được công chúng tin tưởng đã bị lợi dụng, khiến nhiều người mất danh tiếng, sự nghiệp chỉ vì tham lợi từ quảng cáo.