Google tôn vinh nữ chủ bút tờ báo dành cho phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày đầu tiên của tháng 2, Goodle Doodle đã tôn vinh bà Sương Nguyệt Anh - nữ chủ bút của tờ báo đầu tiên dành cho phụ nữ ở Việt Nam.

Bà Sương Nguyệt Anh sinh ngày 8-3-1864 tại làng An Bình Đông, tỉnh Bến Tre. Bà Sương Nguyệt Anh cũng chính là con gái thứ tư của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Ông cũng là thầy dạy bà đọc và viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Bà Sương Nguyệt Anh tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Khuê (1864-1921), là một nhà thơ và là chủ bút nữ đầu tiên của Việt Nam. Tờ báo Nữ Giới Chung do bà phụ trách là tờ báo đầu tiên của phụ nữ được xuất bản tại Sài Gòn. 

Ngày 1/2/1918, tờ Nữ Giới Chung, tờ báo đầu tiên dành cho phụ nữ ra đời, do bà làm chủ bút. Báo chủ trương nâng cao dân trí, khuyến khích công - nông - thương và nhất là đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội.

Google tôn vinh nữ chủ bút tờ báo dành cho phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam - ảnh 1
Trang chủ Google với hình ảnh bà Sương Nguyệt Anh ngày 1-2 - Ảnh: Chụp màn hình

Nói về nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, Google nhận xét: “Sương Nguyệt Anh được nhớ đến với nhân cách và trí tuệ sáng ngời, cũng như sự kiên cường vượt qua nghịch cảnh. Bà là người đi đầu cho những nữ tác giả, biên tập viên ở Việt Nam, và là người mở đường cho các thế hệ sau”.

Bà Sương Nguyệt Anh thạo chữ Nôm, chữ Hán, tiếng Pháp. Theo một số nguồn tư liệu, ngoài bút hiệu Sương Nguyệt Anh, con gái cụ Đồ Chiểu còn có nhiều bút danh khác như: Xuân Khuê, Nguyệt Nga, Nguyệt Anh. "Sương Nguyệt Anh được nhớ đến với trí tuệ và nhân cách cao đẹp, cũng như sự kiên cường vượt qua nghịch cảnh. Bà tiên phong cho các nhà văn và biên tập viên nữ ở Việt Nam, mở đường cho các thế hệ sau. Bà có mối quan hệ với mọi tầng lớp xã hội và đối xử với mọi người một cách tôn trọng. Một số đường phố mang tên Nguyệt Anh ở TP.HCM, Đà Lạt, Vũng Tàu", Google viết.

Cuộc sống của bà trải qua nhiều vất vả. Do gia đình đông người, cha lại bị mù nên bà vừa phải chăm lo việc gia đình, vừa giúp đỡ cha làm thuốc. Ban ngày, bà thường xem cha dạy học và chữa bệnh, ban đêm bà đọc sách, tập làm thơ. Cụ Đồ Chiểu qua đời khi bà 24 tuổi, bà cùng anh trai tiếp quản trường học để dạy cho người địa phương. Sau đó, bà chuyển đến Rạch Miễu, Mỹ Tho kết hôn và sinh được một con gái. Hai năm sau thì chồng bà qua đời.

Về tờ Nữ Giới Chung, Google cho biết, ngày 2/1/1918, tờ báo lần đầu xuất bản, bà Sương Nguyệt Anh trở thành nữ tổng biên tập đầu tiên của Việt Nam. Đáng chú ý, Nữ Giới Chung là tờ tuần báo, xuất bản ngày thứ sáu, số đầu tiên vào thứ sáu, ngày 1/2/1918, số cuối ra ngày 19/7/1918, nghĩa là tờ báo tồn tại được 5 tháng 19 ngày, ra được 22 số.

Con gái của cụ Đồ Chiều viết nhiều tác phẩm về vai trò của phụ nữ trong văn hóa và xã hội, bút danh Sương Nguyệt Anh, nghĩa là "Nguyệt Anh góa bụa". Thông qua các số báo của mình, Sương Nguyệt Anh dành trọn cả tài năng và tâm huyết để góp phần làm chấn hưng tinh thần nữ giới nước nhà. Những số báo phát hành đều đề cập đến việc dạy nữ công, đức hạnh phụ nữ và phê phán luật lệ khắt khe với nữ giới thời đó, đồng thời chủ trương đấu tranh mạnh mẽ cho vấn đề bình đẳng nam nữ.

Trong tờ báo số 1, bà Sương Nguyệt Anh viết rằng: "Có đờn bà mới sanh ra thánh hiền, hào kiệt, mới có người tô điểm vẻ non sông; không có đờn bà thì loài người ắt tiêu duyệt, thế giới hiu quạnh như cù lao hoang, đâu là nhà "Triết học", nhà "Văn hóa", nhà "Chánh trị", đâu là nhà "Kinh tế", nhà "Cách trí", nhà "Giáo dục" và hết thảy các hạng người ở trên Trái Đất này".

Bên cạnh việc làm thay đổi nhận thức của xã hội về vai trò phụ nữ thông qua tờ Nữ Giới Chung, nhiều tài liệu lịch sử ghi lại cũng cho thấy bà Sương Nguyệt Anh ủng hộ các phong trào phát triển giáo dục, trong đó có phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu.

Bà Sương Nguyệt Anh qua đời vì bạo bệnh và hai mắt bị mù. Bà qua đời ngày 20/1/1921, ở tuổi 57. Nữ sĩ Việt Nam được an táng cạnh mộ cha mẹ, hiện thuộc Khu di tích nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, ấp 6, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Trang chủ Google sử dụng hình ảnh là bức tranh của Camelia Phạm - một nữ họa sĩ minh họa - sống và làm việc tại Hà Nội. Chia sẻ về bức tranh, nữ họa sĩ cho biết, chị rất vinh dự và tự hào khi tranh của chị được lựa chọn minh họa cho Google Doodle về đề tài liên quan đến Việt Nam. 

Camelia Phạm cho biết, mình đã được truyền cảm hứng rất nhiều từ những vần thơ của nữ thi sĩ Sương Nguyệt Anh. Chị đã cố gắng tìm những hình ảnh biểu tượng từ một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của bà - hình ảnh hoa mai - để đưa vào bức tranh minh họa.

Ngoài ra, bút hiệu của bà còn được dùng để đặt cho một số đường phố tại Việt Nam như ở Đà Lạt, Vũng Tàu và đường Sương Nguyệt Anh ở Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Google Doodle ngày 1 tháng 2 năm 2023 tôn vinh bà với danh hiệu là nữ chủ bút đầu tiên của tờ báo phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

“Đất nước trọn niềm vui”: Biết ơn thế hệ cha anh hy sinh vì độc lập dân tộc

“Đất nước trọn niềm vui”: Biết ơn thế hệ cha anh hy sinh vì độc lập dân tộc

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp  tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”. Chương trình là dịp bày tỏ lòng biết ơn đối với những thế hệ đã hy sinh xương máu vì độc lập, thống nhất Tổ quốc.
Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) -Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phân công cho 7 đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở sẽ tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.
Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng đón 5 vạn khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng đón 5 vạn khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(PNTĐ) - Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày bắt đầu từ ngày 27/4 đến 1/5/2024. Với thời tiết được dự báo nắng nóng, oi bức, các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn Thủ đô dự kiến sẽ thu hút đông đảo du khách tham quan. Hiện, Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng các phương án cho việc dự kiến đón 5 vạn khách vào dịp này.