Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT

Chia sẻ

Việc trao tặng danh hiệu vinh dự cao quý của Nhà nước cho các nghệ sĩ đã góp phần động viên, khích lệ các văn nghệ sĩ “những người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa” hết mình cống hiến cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, say mê trong sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật, để có nhiều chương trình, tác phẩm, tiết mục nghệ thuật có giá trị phục vụ nhân dân.

Đó là nhận định của Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng (Bộ VHTTDL) Phùng Huy Cẩn tại Hội nghị - Hội thảo góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 89/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định xét tặng danh hiệu “Nghệ sỹ Nhân dân” (NSND), “Nghệ sỹ Ưu tú” (NSƯT) do Bộ VHTTDl tổ chức tại Hà Nội ngày 25/6. 

Công tác xét tặng được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục, hồ sơ theo quy địnhCông tác xét tặng được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục, hồ sơ theo quy định (Ảnh: Đ.H)

Theo báo cáo tại hội nghị, ngày 29/9/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT, đây là căn cứ pháp lý quan trọng để xét, tôn vinh những cá nhân hoạt động và có nhiều cống hiến trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật.

Từ năm 2015 đến nay, Bộ VHTTDL đã tổ chức 2 đợt xét tặng danh hiệu này, lần thứ 8 vào năm 2015 và lần thứ 9 năm 2018. Nhìn chung, công tác xét tặng được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục, hồ sơ theo quy định. Các hồ sơ đề nghị xét tặng đều thực hiện qua 3 cấp Hội đồng: Hội đồng cấp cơ sở; Hội đồng cấp bộ, tỉnh và Hội đồng cấp Nhà nước. 

Với vai trò là cơ quan thường trực Hội đồng cấp Nhà nước, Bộ VHTTDL đã nỗ lực thực thi có trách nhiệm, chủ động, minh bạch nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các nghệ sỹ. Qua 2 đợt xét tặng danh hiệu theo quy định của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP, Bộ VHTTDL đã trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch nước xem xét, phong tặng, truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho 186 Nghệ sỹ Ưu tú và xét tặng danh hiệu NSƯT cho 686 nghệ sỹ.

Ông Phùng Huy Cẩn, Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng (Bộ VHTTDL) cho rằng, Nghị định số 89/2014/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành với các nội dung, quy định rõ ràng, có nhiều quy định mới, đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn về công tác xét tặng danh hiệu “Nghệ sỹ Nhân dân”, “Nghệ sỹ Ưu tú” so với những quy định trước đây. Việc trao tặng danh hiệu vinh dự cao quý của Nhà nước cho các nghệ sĩ đã góp phần động viên, khích lệ các văn nghệ sĩ “những người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa” hết mình cống hiến cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, say mê trong sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật, để có nhiều chương trình, tác phẩm, tiết mục nghệ thuật có giá trị phục vụ nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số vướng mắc trong quá trình xét tặng danh hiệu do một số quy định của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP chưa phù hợp với thực tiễn như: Về cách tính thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 89/2014/NĐ-CP; tiêu chuẩn giải thưởng quy định tại khoản 4 Điều 8 và khoản 4 Điều 9; số lượng thành viên Hội đồng các cấp và cơ cấu thành phần Hội đồng... Cụ thể, trong quá trình thực hiện xét tặng, Bộ VHTTDL đã nhận được một số đơn thư, kiến nghị. Tất cả các đơn thư được kiểm tra, rà soát, xác minh kịp thời, đảm bảo minh bạch, tránh thiệt thòi cho nghệ sỹ.

Tại hội nghị, Bộ VHTTDL cũng  đã cung cấp dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP của Chính phủ với một số nội dung sửa đổi liên quan đến các bất cập vướng mắc nêu trên...

Đa số các ý kiến của đại biểu tại hội nghị đều cho rằng, việc xây dựng và ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP của Chính phủ là cần thiết, đáp ứng niềm mong mỏi của các nghệ sỹ. Các đại biểu cũng góp ý kiến về những nội dung sửa đổi trong dự thảo Nghị định, chỉ ra ưu điểm cũng như điểm chưa hợp lý trong dự thảo lần này.

Trong đó, nhiều đại biểu đóng góp ý kiến cụ thể về quy định trong việc quy đổi huy chương, tỷ lệ phiếu bầu trong các Hội đồng xét duyệt. Một số đại biểu chỉ ra những bất cập của dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung lần này đối với từng lĩnh vực nghệ thuật như điện ảnh, sân khấu truyền thống, nghệ thuật múa. Có ý kiến cho rằng, dự thảo Nghị định lần này chưa chú trọng đến các nghệ sỹ công tác ở những vị trí đặc thù như đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, chỉ huy dàn nhạc, nhạc công, người phụ trách âm thanh, ánh sáng…

Từ những ý kiến của các đại biểu tại hội thảo, Bộ VHTTDL sẽ tổng hợp, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89/2014/NĐ-CP, trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật... 

KHẢI BÌNH

Tin cùng chuyên mục

Nhiều sách hay về Điện Biên Phủ

Nhiều sách hay về Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Chiến thắng Điện Biên Phủ là dấu son chói lọi trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. 70 năm đã trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn luôn được nhắc nhớ tới thế hệ trẻ thông qua những ấn phẩm được xuất bản.
Khúc tráng ca xúc động “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”

Khúc tráng ca xúc động “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”

(PNTĐ) - Tối 2/5, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”. Chương trình đưa khán giả đi suốt dọc hành trình hơn 3.000 ngày trường chinh đánh giặc cho tới thắng lợi Điện Biên lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu và ngày về Thủ đô trong khải hoàn chiến thắng.
Phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ”

Phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ”

(PNTĐ) - Nhân cuộc đua xe đạp "Về Điện Biên Phủ năm 2024 - Cúp Báo Quân đội nhân dân" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Ban Tổ chức đã phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ” nhằm lưu giữ và lan tỏa những khoảnh khắc đẹp của các vận động viên và người dân cổ vũ trên hành trình cuộc đua.
Chiếu miễn phí phim tài liệu về Điện Biên Phủ

Chiếu miễn phí phim tài liệu về Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Cục Điện ảnh, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ” trình chiếu miễn phí 6 bộ phim: Điện Biên Phủ, Hồi ức Điện Biên, Chuyện những người lính già, Đồng hành cùng lịch sử, Chia lửa cùng Điện Biên, Điện Biên Phủ niềm hy vọng.