Hoa hậu Khánh Vân dừng lại ở top 21 Hoa hậu Hoàn vũ thế giới 2020

Chia sẻ

Hoa hậu Khánh Vân, đại diện Việt Nam tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới 2020 chính thức dừng chân ở top 21 tại cuộc thi. Tuy nhiên, sự thể hiện xuất sắc của cô tại cuộc thi đã khiến công chúng Việt tự hào...

Sau nửa năm trì hoãn do dịch bệnh, chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2020 đã chính thức diễn ra từ 7h00 sáng nay, ngày 17/5 (giờ Việt Nam) tại bang Florida, Mỹ. Cuộc thi thu hút 74 thí sinh tham gia, ít hơn 16 người so với năm 2019. Hoa hậu Khánh Vân là đại diện Việt Nam tại cuộc thi này. Cô đã nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của công chúng nước nhà kể từ khi lên đường tham gia cuộc thi. Hoa hậu Khánh Vân được đánh giá là đã làm rất tốt các phần thi của mình trong suốt cuộc thi, mặc dù chỉ dừng chân ở top 21, nhưng cô đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với khán giả, đặc biệt là người hâm mộ Việt Nam. 

Khánh Vân đã làm rất tốt phần thể hiện của mìnhKhánh Vân đã làm rất tốt phần thể hiện của mình

Đại diện Việt Nam đã có những màn xuất hiện ấn tượngĐại diện Việt Nam đã có những màn xuất hiện ấn tượng

Phần trình diễn Phần trình diễn "Kén em" của Khánh Vân đã khiến người Việt tự hào.

Đặc biệt Khánh Vân đã gây ấn tượng với phần trình diễn quốc phục có tên là "Kén Em". Quốc phục được lấy cảm hứng từ hình ảnh con kén và tơ tằm nhằm quảng bá, đề cao ngành dệt may của Việt Nam. Khi Khánh Vân bước ra từ cái kén và trình diễn bộ áo dài tha thướt của phụ nữ Việt, cộng đồng mạng đã "sôi sục" vì hãnh diện. Bộ trang phục này nặng hơn 30 kg, đính rất nhiều pha lê nên Khánh Vân đã phải nỗ lực rất lớn trong cả tập luyện và trình diễn.

Bộ áo dài nền nã của Khánh Vân làm nức lòng người hâm mộBộ áo dài nền nã của Khánh Vân làm nức lòng người hâm mộ

Dù không giành được thành tích cao như đàn chị H'Hen Nie trước đây, nhưng Khánh Vân đã cho thấy sự lột xác và nỗ lực không mệt mỏi của cô để hoàn thiện bản thân mình trước khi đến với đấu trường nhan sắc thế giới. Nhờ vậy, cô đã giành được rất nhiều sự cảm mến của các thí sinh cũng như khán giả và công chúng Việt Nam. 

N.P

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.