Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền và câu chuyện “Những đứa trẻ”

Chia sẻ

PNTĐ-Nữ họa sĩ Nguyễn Thị Hiền quê gốc ở Bắc Ninh, tốt nghiệp Trường Mỹ thuật HN năm 1967. Chị là hội viên Hội Mỹ Thuật VN, hội viên Hội Mỹ thuật HN, hội viên Hội Mỹ thuật TP.HCM.

 
Ngoài các giải thưởng trong nước, chị còn sở hữu nhiều giải thưởng mỹ thuật các nước Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan, Ấn Độ... Nhiều tác phẩm của chị đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Quân đội Đà Nẵng và rất nhiều bộ sưu tập cá nhân tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.
 
Người phụ nữ đã 67 tuổi này dường như không lúc nào ngưng hoạt động, dường như lúc nào bà cũng có thể trình làng cái gì đó, trong khi những thứ khác lại đang ấp ủ, đang tích lũy. “Những dòng chảy” của bà lần này là về những đứa trẻ, khởi nguồn từ một ý tưởng, một suy ngẫm, rằng, chúng ta cần phải nâng niu, chăm sóc và yêu thương trẻ như với những bông hoa. Bởi vậy so với những bức tranh thuộc các đề tài khác, màu sắc của 75 bức triển lãm lần này rất tươi sáng với chủ yếu những bức được vẽ bằng chất liệu sơn mài Nhật.
 
Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền và câu chuyện “Những đứa trẻ” - ảnh 1
“Đất, Nước, Mặt trời và bé” - Tranh sơn mài của Nguyễn Thị Hiền
 
Với bà, chất liệu rất quan trọng, nhưng chất liệu chỉ là phương tiện, cái để họa sỹ có thể truyền đạt tối đa cảm xúc và ý tưởng. “Những đứa trẻ” thực sự đã có từ rất lâu, nhưng bà chỉ mới bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2011, khi ra mắt triển lãm dòng chảy “Những bức chân dung”. Trong loạt những bức tranh đầu tiên, bà vẽ những đứa trẻ luôn cùng với hoa, màu sắc nhẹ nhàng, tươi sáng.
 
Tuy nhiên, dường như càng vẽ, bà càng thấy rời khỏi những dự định ban đầu, cây cọ đưa bà về với những đứa trẻ trong kí ức, trong hành trình sống, những đứa trẻ hàng xóm thân thiết, những người bạn ấu thơ, những trẻ em ở vùng sơ tán của những năm chiến tranh, trong các trò chơi dân gian… Ở đó chúng không thể có một tuổi thơ êm đềm, nhưng luôn luôn là những gương mặt ánh lên sự thơ trẻ, trong trẻo, hồn nhiên làm chúng ta xúc động.
 
Chính trong những bức vẽ về sau  mới là những bức thực sự đẹp như: Trống cơm, Mót lúa, Thổi bóng xà phòng, Bé và búp bê tò he, Đất – Nước-Mặt trời và bé, Suy tư, Trung du, Dàn đồng ca 1 và, 2, Đu quay, Ba chị em, Bạn cùng xóm, Dưới ánh trăng, Giấc mơ, Tình bạn… Trong số các tranh này, có những bức được vẽ bằng chất liệu sơn dầu.
 
Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền và câu chuyện “Những đứa trẻ” - ảnh 2
Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền
 
“ Thường chị làm việc như thế nào, và làm sao để giữ được cảm hứng khi mà chị vẽ liên tục như vậy? Liệu chị có sợ bị quen tay?”, tôi hỏi. Bà nói rằng, dường mọi thứ được tích tụ trong bà quá đầy, chỉ cần ngồi trước toan là chúng tuôn ra không ngừng. Có những lúc, chỉ cần ngồi trước toan, là bức tranh đã hiện lên. Nói như vậy không có nghĩa là vẽ liên tục. Khi cạn phải ngừng ngay, phải để cho cảm hứng hồi lại, phải đi lại, suy nghĩ tiếp chứ, bà trả lời như vậy.
 
Tuy vậy, cũng có nhiều khi Nguyễn Thị Hiền thấy mệt mỏi, và cạn kiệt, muốn buông tất cả, không muốn làm bất cứ điều gì nữa. Những lúc đó, bà đi và không nghĩ gì.
 
Trước khi chuẩn bị vẽ “Những đứa trẻ”, bà đã rơi vào một trạng huống như vậy, và đã làm một hành trình đi qua nhiều nước. Khi đến một bảo tàng tư nhân ít danh tiếng ở Mỹ, chợt bà nhìn thấy  bức tranh The Kiss của Klim  khiến bà rất xúc động và ngộ ra một điều, rằng hạnh phúc trong đời bà không có gì khác hơn là được vẽ.
 
Bà lập tức lên đường quay về Việt Nam để tiếp tục công việc. Và “Những đứa trẻ” đã ra đời như thế.
 
Xong “Những đứa trẻ” họa sĩ Nguyễn Thị Hiền tiếp tục thực hiện những bức tranh chân dung, mà theo bà đây là công việc cuối cùng do bà tự đặt ra và buộc mình phải hoàn thành như một thứ kỷ luật riêng.

Thụy Phương

Tin cùng chuyên mục

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

(PNTĐ) - Từ ngày 8 – 12/5, sự kiện thường niên “Những ngày Văn học Châu Âu” sẽ quay trở lại với công chúng yêu văn chương tại Hà Nội bằng một chuỗi hoạt động sôi nổi và đặc sắc, lần đầu tiên đặt trọng tâm vào các nhà văn di dân gốc Việt đang tạo dấu ấn tại văn đàn châu Âu.
Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

(PNTĐ) - Bộ phim kinh dị Việt mùa hè năm nay Út Lan: Oán linh giữ của vừa tung đoạn teaser poster và teaser trailer khiến khán giả rùng mình. Đạo diễn Trần Trọng Dần và ê-kíp đã có một hướng tiếp cận đặc biệt cho câu chuyện dân gian bí ẩn về loại “bùa ngải” khét tiếng này.
Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

(PNTĐ) - Thời gian gần đây, nhiều nghệ sĩ Việt đối mặt với làn sóng chỉ trích vì quảng cáo sản phẩm thổi phồng công dụng, thậm chí sai sự thật. Từ thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đến thuốc giảm cân, chữa bệnh không rõ nguồn gốc... hình ảnh các nghệ sĩ vốn được công chúng tin tưởng đã bị lợi dụng, khiến nhiều người mất danh tiếng, sự nghiệp chỉ vì tham lợi từ quảng cáo.
Tùng Dương khuyên người trẻ: “Đừng buồn phiền nữa”

Tùng Dương khuyên người trẻ: “Đừng buồn phiền nữa”

(PNTĐ) - Khi ca khúc Tái sinh vẫn còn đang “cháy” trong lòng người hâm mộ, và Lời nói dối của cha vừa gây được ấn tượng mạnh, Tùng Dương tiếp tục tung ra một sản phẩm âm nhạc mới với cái tên đầy cảm xúc: Đừng buồn phiền nữa. Theo chia sẻ của nam ca sĩ, đây là lời nhắn nhủ đầy chân thành anh muốn gửi đến những người trẻ đang sống trong một thế giới đầy áp lực và biến động.