Hoa Tết thấp thỏm lo .... Tết

Chia sẻ

Không như mọi năm, vào dịp cận Tết, các vườn đào, quất cảnh đã tấp nập người vào ra, năm nay, thị trường hoa Tết trầm lắng, ảm đạm. Do tác động của dịch bệnh Covid-19 nên người Hà Nội dường như cũng có nhiều thay đổi với thú chơi hoa Tết quen thuộc…

Một mùa hoa Tết nhiều lo lắng

Dạo một vòng quanh nhà vườn quất Tứ Liên, làng hoa Tây Tựu thời điểm này, cảm nhận rõ rệt khung cảnh như mang theo một tiếng thở dài. Người dân vẫn cần mẫn trên đồng, vẫn chăm từng gốc cúc, khóm lay-ơn, vẫn vun xới để hoa thược dược sẽ nở đẹp nhất vào dịp Tết… Thế nhưng, mọi thứ đều rất dè dặt, số lượng hoa cũng thưa vắng hơn hẳn. Đa số người trồng hoa chủ động cắt giảm số lượng cây trồng, cũng như các giống, loài hoa để tránh trường hợp lỗ vốn vì sức mua năm nay được dự báo là giảm hẳn so với các năm trước.

Chị Vân Anh (sống tại Láng Hạ), chuyên kinh doanh hoa Tây Tựu cho biết: “Năm nay, người dân không dám đầu tư nhiều vì sợ ế. Dịp Tết, hoa của làng không chỉ bán cho người Hà Nội, mà còn đổ buôn khắp các tỉnh, thành nên sức bán rất “khủng”. Nhưng năm nay vì dịch bệnh, giao thông đi lại khó khăn, người dân ở các tỉnh cũng còn đang “ngóng” xem Tết nhất thế nào, vì thế người trồng hoa cũng không dám liều đầu tư lớn như những năm trước, chỉ tập trung trồng những loài hoa thông thường dịp Tết”.

Năm nay, khí hậu ấm, người dân làng đào Nhật Tân được sự ủng hộ của thời tiết, đào đang ra nụ rất nhiều và đẹp, dự kiến sẽ nở đúng Tết Âm lịch. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sức mua giảm, thị trường đào, quất trước Tết không được sôi động, người trồng đào thì thấp thỏm lo lắng.

Anh Tiến, chủ một vườn đào lớn ở Nhật Tân chia sẻ, năm nay đào được mùa, rất đẹp, nhiều nụ nhưng bán rất chậm. Nhiều người buôn từ các tỉnh cũng không mạo hiểm đặt số lượng lớn vì họ cũng phải nghe ngóng tình hình dịch bệnh rồi mới ra quyết định được.

Thế nên, anh cũng không dám “ôm” cành to, chỉ trông chờ vào các cây, cành đào nhỏ cho đỡ lỗ. Chị Ngà, một người kinh doanh đào tại Nhật Tân cũng rút kinh nghiệm mùa Tết năm ngoái, năm nay chị nuôi trồng, thu gom số lượng ít đào, tập trung vào cây, cành nhỏ thay vì đầu tư lớn như các năm trước để tránh…thất bát. Hiện tại, chị mới bán “thăm dò” những cây đào nhỏ ra thị trường để theo dõi tình hình, nếu sắp tới tình hình ổn hơn thì mới nhập cây lớn để bán.

Đào Nhật Tân đã sẵn sàng cho TếtĐào Nhật Tân đã sẵn sàng cho Tết (Ảnh: Thanh Dũng)

Người Hà Nội đón Xuân sớm với hoa Tết

Một điều khá đặc biệt là người Hà Nội năm nay bỗng có thú chơi hoa Tết sớm. Trên các trang mạng xã hội, cách đây cả tháng, rất nhiều người đã khoe cành đào, mận, cây quất… xinh xắn ở góc nhà mình với tâm lý “hưởng” Xuân sớm. Một trong những lý do là năm nay thời tiết khá ấm áp nên các loài hoa mùa Xuân cho hoa sớm, trên thị trường đã có hoa đào, lê, mận… từ cả tháng nay để phục vụ nhu cầu người dân.

Chị Thanh Hường (Nguyễn Chí Thanh) khoe cành đào xinh xinh trong nhà nói: “Ngắm đào sớm như thấy Xuân đến sớm. Xuân đến sớm mang đến nhiều hy vọng về một năm mới dịch bệnh sẽ đi qua, sẽ tốt đẹp, an lành hơn, vì vậy, năm nay tôi và bạn bè bỗng thích chơi hoa Tết sớm”. Anh Lộc (Tố Hữu) lo Tết đến nếu tình hình dịch bệnh vẫn căng thẳng, sẽ không dám đến nơi chợ búa đông người, nên anh vội dạo chợ Quảng Bá tìm cho mình một cành hoa lê chơi Tết sớm nhân lúc đang vãn người.

Hai, ba năm trở lại đây, người Hà Nội không chơi hoa Tết chỉ với đào, quất theo truyền thống nữa mà đã mở rộng ra khá nhiều loài hoa mới về từ vùng cao như hoa mận, hoa lê… Trước đây, hoa lê thường bán sau rằm thì nay đã trở thành hoa tết bán chính cùng đào, quất. Những cành mận xù xì còn đầy rêu từ miền ngược cùng thế cành mang vẻ đẹp cổ kính, những cành lê ban đầu y hệt cành “củi khô” nhưng chỉ sau một thời gian là bung nở kín cành màu hoa trắng muốt xinh đẹp… đã “quyến rũ” người Hà Nội.

Tuy nhiên, cũng vì đại dịch, anh Việt Anh (người kinh doanh mận, lê tại chợ hoa Quảng Bá) chia sẻ, năm nay anh cũng không dám nhập cả… container cành hoa lê, mận như mọi năm mà chỉ dám nhập nhỏ giọt để bán. Thế nên, nếu giờ này những năm trước, chợ hoa Quảng Bá đã tấp nập, đào, lê, mận dựng kín cả một triền đê, thì năm nay vẫn còn lác đác, nhà buôn nào cũng phấp phỏng vừa bán, vừa… ngóng tình hình dịch.

Trong cái khó khăn chung, nhiều người trồng hoa đã nhanh nhẹn chuyển đổi, bắt kịp thời đại 4.0 tập trung vào bán cây, hoa online chứ không chỉ trông đợi vào thị trường bán - mua truyền thống nữa. Chị Hương, chủ một trang bán hoa tết online có vườn đặt tại Xuân Phương, Nam Từ Liêm, cho biết, người dân Hà Nội năm nay ngại ra chợ chọn lựa do dịch bệnh, nên nhu cầu mua cây, hoa online tăng mạnh. Vườn của chị chuyên về các loại hoa cúc, dịp này khách hàng mua rất đông để chơi Tết sớm, nhân viên chị thường phải thức xuyên đêm để đóng hàng.

Nhờ bán online mà chị vẫn có thể bán cho khách các tỉnh khá nhộn nhịp. Rất nhiều nhà vườn ở “vựa” hoa Xuân Quang (Văn Giang, Hưng Yên) cũng đã tích cực áp dụng 4.0 để phục vụ khách hàng mùa dịch. Tuy không thể bằng đón khách tại vườn, người đi chợ hoa mang theo cả văn hóa đón Tết tạo nên không khí nhộn nhịp, sầm uất thì kinh doanh online đã trở thành một hướng đi mới cho người trồng hoa trong thời nay.

Dẫu năm nay là năm thứ 2 người dân trồng hoa, kinh doanh hoa Tết gặp khó khăn vì tình hình dịch bệnh, dự đoán nhu cầu chơi đào, quất, hoa… Tết của người dân giảm mạnh, nhưng các chủ vườn, người kinh doanh hoa vẫn cố gắng giữ tình thần lạc quan, tích cực hết sức cho một mùa Tết. Ai cũng tin tưởng rằng rồi dịch bệnh sẽ sớm qua, cuộc sống trở lại bình thường.

NAM PHONG - THANH DŨNG

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).