Hoành tráng, thiêng liêng Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng Vương, định đô tại Cổ Loa

THU MÂY
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tối 19/4, tại Khu di tích đền Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng Vương, định đô tại Cổ Loa (939-2024) thu hút đông đảo người dân, du khách khắp nơi đến tham gia.

Dự Lễ kỷ niệm có PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Quốc hội; TS Lê Thị Minh Lý - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam; Đồng chí Đỗ Đình Hồng – Thành ủy viên – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; Đồng chí Phạm Quí Tiên – Thành ủy viên - Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội; Đồng chí Phạm Thị Thanh Mai - Thành ủy viên, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Hà Nội; cùng các đồng chí lãnh đạo Sở, ban ngành, đoàn thể Thành phố Hà Nội; Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội; Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa, lãnh đạo các quận, huyện bạn thuộc TP Hà Nội. Đồng chí Lê Kim Anh, Thành uỷ viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội tham dự và chúc mừng thành công của Lễ kỷ niệm. 

Và đặc biệt là sự có mặt của hàng vạn người dân cũng như du khách khắp nơi đổ về tham dự sự kiện. 

Hoành tráng, thiêng liêng Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng Vương, định đô tại Cổ Loa  - ảnh 1
Các đồng chí lãnh đạo trung ương, địa phương thành kính làm lễ dâng hương tại Đền Cổ Loa

Lễ kỷ niệm được bắt đầu bằng lễ dâng hương thành kính, trang trọng và thiêng liêng tại Đền Cổ Loa. 

Từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, Thục Phán An Dương Vương đã thống nhất Âu Việt và Lạc Việt lập ra nhà nước Âu Lạc, chọn Cổ Loa làm Kinh đô. Cổ Loa trở thành một tổ hợp Kinh thành - Quân thành - Thị thành đầu tiên của dân tộc, một trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa đầu tiên của nước ta.

Hoành tráng, thiêng liêng Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng Vương, định đô tại Cổ Loa  - ảnh 2
Nghi lễ chào cờ trang trọng trước giờ khai mạc 

Cách đây 1085 năm, sau chiến thắng oanh liệt, đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng cuối năm 938, đầu năm 939, Ngô Quyền đã xưng Vương, lập nên nhà Ngô, chọn Cổ Loa làm Kinh đô, phục hồi quốc thống từ thời đại Hùng Vương, An Dương Vương, tạo nên bước ngoặt vĩ đại của lịch sử đất nước, chấm dứt hoàn toàn thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 1.000 năm, mở ra kỷ nguyên độc lập lâu dài và phát triển huy hoàng của đất nước. 

Hoành tráng, thiêng liêng Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng Vương, định đô tại Cổ Loa  - ảnh 3
Người dân khắp nơi đổ về dự Lễ kỷ niệm với tinh thần phấn chấn, hân hoan 

Phát biểu khai mạc sự kiện, đồng chí Nguyễn Anh Dũng – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh nhấn mạnh: “Đây cũng là dịp để nhân dân Đông Anh tự hào, phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc các thế hệ ông cha đã chiến đấu, hi sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc; khẳng định vị trí, tầm vóc vĩ đại, giá trị lịch sử to lớn về sự nghiệp Trung hưng đất nước của đức vua Ngô Quyền trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam; nhằm tiếp thêm động lực, quyết tâm thực hiện khát vọng phát triển, thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ trong chương trình phát triển Công nghiệp văn hóa của Huyện nhà”.

Hoành tráng, thiêng liêng Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng Vương, định đô tại Cổ Loa  - ảnh 4
Chương trình nghệ thuật thực cảnh lần đầu được diễn ra tại di tích Cổ Loa với sự tham gia của 200 diễn viên 

Đồng chí Nguyễn Anh Dũng cũng đã cùng nhân dân ôn lại lịch sử hào hùng, từ thưở anh hùng dân tộc Ngô Quyền sinh ra đến khi xưng Vương, lập ra nhà Ngô, định đô ở Cổ Loa với ý nghĩa nối tiếp sự nghiệp dựng nước đời Hùng Vương, An Dương Vương. Cùng với việc lên ngôi, Ngô Vương đặt ra quan chế, nghi lễ triều đình, thể hiện nền độc lập tự chủ của đất nước ta.

Trong nhiều năm qua Đảng, Nhà nước, cấp ủy chính quyền các cấp, nhân dân Đông Anh, người dân Cổ Loa luôn trân trọng gìn giữ, tu bổ, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa đồng thời luôn mong muốn có Đền thờ đức vua Ngô quyền, có Công viên di sản - nơi đời đời tưởng nhớ, ghi công và biết ơn đức vua và các bậc tiền nhân để nhân dân cả nước thành kính dâng hương tưởng niệm, tổ chức lễ hội xưng Vương nhằm giáo dục lịch sử, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc. 

Hoành tráng, thiêng liêng Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng Vương, định đô tại Cổ Loa  - ảnh 5
Những màn trình diễn ánh sáng tạo không khí huyền ảo, thiêng liêng tái hiện ngày định đô của đức vua Ngô Quyền

Lễ kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương, định đô ở Cổ Loa được tổ chức tại Đình Ngự Triều Di Quy - Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa, huyện Đông Anh là hoạt động tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đảng các cấp về tiếp tục giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo, phát triển văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Nhiều hoạt động được tổ chức trong dịp này như: Lễ dâng hương, khánh thành đường và trường tiểu học Đào Duy Tùng, Triển lãm về đức vua Ngô Quyền, biểu diễn nghệ thuật truyền thống Tuồng, Chèo, Ca trù, Rối nước, trống hội; với điểm nhấn nổi bật là Chương trình nghệ thuật thực cảnh kết hợp công nghệ trình diễn 3D mapping, hiệu ứng thị giác 3 chiều, led matrix, là màn sử thi đương đại lần đầu tiên được thử nghiệm dàn dựng tại khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Cổ Loa, Đông Anh.

Hoành tráng, thiêng liêng Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng Vương, định đô tại Cổ Loa  - ảnh 6
Những màn trình diễn mang đậm bản sắc văn hoá ấn tượng 

Chương trình có tên Nam giang dậy sóng, Quốc thống xưng Vương vớisự tham gia diễn xuất của gần 200 nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân không chuyên thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể của các Câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống của huyện Đông Anh. 

Hoành tráng, thiêng liêng Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng Vương, định đô tại Cổ Loa  - ảnh 7
Chương trình nghệ thuật thực cảnh được người dân cổ vũ nhiệt tình

Chương trình là một bước thử nghiệm để huyện Đông Anh tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, phát triển trở thành một sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng của Huyện nhà, từng bước cụ thể hóa chiến lược phát triển Công nghiệp văn hóa của Đông Anh trong thời gian tới. 

Tin cùng chuyên mục

Nhiều sách hay về Điện Biên Phủ

Nhiều sách hay về Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Chiến thắng Điện Biên Phủ là dấu son chói lọi trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. 70 năm đã trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn luôn được nhắc nhớ tới thế hệ trẻ thông qua những ấn phẩm được xuất bản.
Khúc tráng ca xúc động “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”

Khúc tráng ca xúc động “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”

(PNTĐ) - Tối 2/5, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”. Chương trình đưa khán giả đi suốt dọc hành trình hơn 3.000 ngày trường chinh đánh giặc cho tới thắng lợi Điện Biên lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu và ngày về Thủ đô trong khải hoàn chiến thắng.
Phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ”

Phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ”

(PNTĐ) - Nhân cuộc đua xe đạp "Về Điện Biên Phủ năm 2024 - Cúp Báo Quân đội nhân dân" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Ban Tổ chức đã phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ” nhằm lưu giữ và lan tỏa những khoảnh khắc đẹp của các vận động viên và người dân cổ vũ trên hành trình cuộc đua.
Chiếu miễn phí phim tài liệu về Điện Biên Phủ

Chiếu miễn phí phim tài liệu về Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Cục Điện ảnh, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ” trình chiếu miễn phí 6 bộ phim: Điện Biên Phủ, Hồi ức Điện Biên, Chuyện những người lính già, Đồng hành cùng lịch sử, Chia lửa cùng Điện Biên, Điện Biên Phủ niềm hy vọng.