Khai mạc vòng Sơ khảo Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 15/8, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Đống Đa đã diễn ra lễ khai mạc vòng Sơ khảo Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024. Cuộc thi là một hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Thủ đô và đất nước Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Hoạt động nhằm thực hiện Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án Phát triển Văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Công văn số 1173/BVHTTDL-TV ngày 22/3/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024; Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 20/12/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và các ngày lễ, kỷ niệm quan trọng trong năm 2024.

Khai mạc vòng Sơ khảo Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024 - ảnh 1
Các phần thi khắc sâu hình ảnh Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại

Cuộc thi cũng cụ thể hóa Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 8/2/2024 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về tổ chức cuộc thi Đại sứ Văn đọc thành phố Hà Nội năm 2024, chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Hoạt động được tổ chức với mục đích lan tỏa niềm đam mê đọc sách đối với thế hệ trẻ; giới thiệu, quảng bá về Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến trên tiến trình hội nhập và phát triển; trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm của việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc... Từ đó, cuộc thi khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong nhà trường và cộng đồng, hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng đọc sách cho học sinh, khích lệ các em phấn đấu học tập và bằng những hành động, việc làm cụ thể để góp phần xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Khai mạc vòng Sơ khảo Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024 - ảnh 2
Giám đốc Thư viện Hà Nội Trần Tuấn Anh phát biểu khai mạc Vòng Sơ khảo Đại sứ Văn hóa đọc Hà Nội năm 2024

Phát biểu khai mạc, ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc Thư viện Hà Nội cho biết: Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là một mốc son lịch sử trọng đại đánh dấu thắng lợi oanh liệt của Nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, là chiến công rực rỡ của thời đại Hồ Chí Minh, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước.

Cuộc thi là dịp để mỗi chúng ta cùng nhìn lại giá trị lịch sử to lớn của Ngày Giải phóng Thủ đô; truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và tự hào về Thủ đô nghìn năm văn hiến, anh hùng thông qua những phần thi tuyên truyền, giới thiệu sách, viết cảm nhận và sáng tác các tác phẩm về Thăng Long - Hà Nội.

Được biết, Cuộc thi được phát động từ tháng 3/2024 với quy mô rộng khắp toàn thành phố và được tổ chức từ cấp trường, cấp xã, huyện với 2 hình thức dự thi cá nhân (Đại sứ Văn hóa đọc) và tập thể (Tuyên truyền giới thiệu sách) đã góp phần phát huy giá trị của sách, của văn hóa đọc trong cộng đồng; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách để nâng cao kiến thức, kỹ năng nhằm phát triển bản thân và xã hội. Cuộc thi đã trở thành địa chỉ quen thuộc, là sân chơi bổ ích ngày càng thu hút đông đảo các học sinh tham gia với hình thức đa dạng và phong phú.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc triển lãm ảnh “Hà Nội Phát triển - Đổi mới - Hội nhập”

Khai mạc triển lãm ảnh “Hà Nội Phát triển - Đổi mới - Hội nhập”

(PNTĐ) - Chiều 8/10, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Hà Nội Phát triển - Đổi mới - Hội nhập” tại Trung tâm Thông tin triển lãm Hà Nội. Tới dự có Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Huy Cường; Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Nội Tô Quang Phán cùng đại diện các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội.
65 nhà thiết kế Bắc - Trung - Nam tham gia “Đêm hội áo dài” tôn vinh văn hóa Việt

65 nhà thiết kế Bắc - Trung - Nam tham gia “Đêm hội áo dài” tôn vinh văn hóa Việt

(PNTĐ) - Từ bao đời nay, chiếc áo dài đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt, đó là trang phục không thể thiếu trong trong các sự kiện quan trọng của đất nước, của dân tộc. Qua nhiều thời kỳ phát triển, tà áo dài không ngừng biến đổi nhưng vẫn luôn gìn giữ tính truyền thống, góp phần tôn vinh giá trị văn hóa Việt.
Khôi phục bộ môn thuyền rồng, đưa thể thao gắn với văn hóa, du lịch

Khôi phục bộ môn thuyền rồng, đưa thể thao gắn với văn hóa, du lịch

(PNTĐ) - Ông Phạm Xuân Tài - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí về Bơi chải Thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024 cho biết, Hà Nội không dừng lại ở một giải thể thao đơn thuần mà gắn với văn hoá, nhân văn, du lịch, tôn vinh di sản văn hóa Thủ đô. Giải Bơi chải Thuyền rồng mở rộng còn nhằm mục đích khôi phục môn bơi chải thuyền rồng từng nổi tiếng của Thăng Long- Hà Nội, quảng bá hình ảnh văn hóa Thủ đô.
Những Cửa ô ở Hà Nội: Chứng nhân lịch sử nghìn năm thăng trầm

Những Cửa ô ở Hà Nội: Chứng nhân lịch sử nghìn năm thăng trầm

(PNTĐ) - Hà Nội với 36 phố phường và 5 Cửa ô trong những vần thơ, câu hát đã khắc sâu trong tâm thức biết bao thế hệ người Việt. "Cửa ô" là danh xưng độc đáo, riêng biệt chỉ có ở Hà Nội. Cùng với thăng trầm của lịch sử, các Cửa ô ở Hà Nội được ví như những chứng nhân lịch sử đã đi cùng với sự phát triển của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.