Lịch sử hào hùng của dân tộc được khơi dậy trên sân khấu “Cùng nhau giữ nước”

THU MÂY
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tối 18/11, tại Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (TCCT QĐND) Việt Nam, UBND TP Hà Nội… đã tổ chức thành công Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”, để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả. Chương trình khơi dậy lịch sử hào hùng của dân tộc, gây xúc động với công chúng theo dõi trực tiếp cũng như qua truyền hình.

Tới dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Đại tướng Phan Văn Giang, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Lịch sử hào hùng của dân tộc được khơi dậy trên sân khấu “Cùng nhau giữ nước” - ảnh 1
Các đại biểu tham dự Chương trình.

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua những cuộc chiến tranh chính nghĩa vệ quốc vĩ đại. Đã có biết bao thăng trầm, gian khổ hy sinh, nhưng với truyền thống nồng nàn yêu nước, ý chí độc lập, tự cường và tinh thần quật khởi, dân tộc Việt Nam vẫn không hề bị khuất phục.

Chương trình “Cùng nhau giữ nước” là một dịp nhắc nhớ và tri ân sự hy sinh anh dũng của bao thế hệ ông cha, để cho đất nước ta có được hòa bình, độc lập, tự do; và cũng để khẳng định một chân lý muôn đời của dân tộc Việt Nam: “Dựng nước phải đi đôi với giữ nước”.

Lịch sử hào hùng của dân tộc được khơi dậy trên sân khấu “Cùng nhau giữ nước” - ảnh 2
Những màn đại cảnh gây xúc động ở Chương trình.

Chương trình bắt nguồn từ câu chuyện lịch sử trước ngày diễn ra sự kiện tiếp quản Thủ đô, vào sáng 19/9/1954, sau khi thắp hương tưởng niệm các Vua Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cuộc gặp lịch sử với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên phong (308) tại sân Đền Giếng. Bác Hồ đã nói chuyện, giao nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn về tiếp quản Thủ đô Hà Nội.

Lịch sử hào hùng của dân tộc được khơi dậy trên sân khấu “Cùng nhau giữ nước” - ảnh 3
Những phút giây ôn lại lịch sử đầy thiêng liêng. 

Kết thúc buổi nói chuyện, Bác căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lời căn dặn của Người đối với Đại đoàn Quân Tiên phong như lời hịch của non sông đã in đậm trong tâm trí của mọi thế hệ người dân, thể hiện tư tưởng lớn của bậc vĩ nhân về dựng nước và giữ nước; khẳng định một chân lý tồn tại muôn đời của dân tộc Việt Nam là dựng nước phải đi đôi với giữ nước.

Từ câu chuyện lịch sử này, chương trình là lời nhắc nhở và tri ân của thế hệ hôm nay đối với sự hy sinh anh dũng, quật cường của bao thế hệ cha ông, để cho đất nước ta “nở hoa độc lập, kết trái tự do”.

Lịch sử hào hùng của dân tộc được khơi dậy trên sân khấu “Cùng nhau giữ nước” - ảnh 4
Chương trình được đầu tư công phu, hoành tráng. 

Trong suốt 100 phút diễn ra, chương trình “Cùng nhau giữ nước” đã tái hiện những giai đoạn hào hùng trong dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt Nam, giúp khán giả hiểu rõ hơn về các giai đoạn phát triển của đất nước từ cuối thế kỷ 19 cho tới nay thông qua các tiết mục nghệ thuật, biểu diễn thực cảnh kết hợp trình chiếu 3D mapping, âm thanh surround cao cấp (SoundScape)...

Lịch sử hào hùng của dân tộc được khơi dậy trên sân khấu “Cùng nhau giữ nước” - ảnh 5
Rất nhiều màn đại cảnh mãn nhãn trong Chương trình.

Chương trình đưa người xem đến với những cột mốc trọng đại trong thời đại Hồ Chí Minh từ khi Người ra đi tìm đường cứu nước đến những mốc son chói lọi trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ...

Bên cạnh đó, "Cùng nhau giữ nước" tôn vinh giai đoạn vững bước tiến vào kỷ nguyên mới của dân tộc, từ chỗ bị bao vây cô lập, Việt Nam ngày nay có quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia, vùng lãnh thổ, có quan hệ Đối tác Chiến lược và Đối tác Toàn diện với 30 nước, trong đó có tất cả các nước lớn và toàn bộ 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Chương trình cũng cho khán giả thấy được sắc nét giai đoạn “Vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” hiện nay của nước ta, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Lịch sử hào hùng của dân tộc được khơi dậy trên sân khấu “Cùng nhau giữ nước” - ảnh 6
Chương trình quy tụ gần 500 nghệ sĩ, diễn viên tham gia. 

Chương trình “Cùng nhau giữ nước” quy tụ gần 500 nghệ sĩ, diễn viên cùng với sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như: NSND Quốc Hưng, NSND Hồng Hạnh, NSND Phạm Phương Thảo, NSƯT Hoàng Tùng, NSƯT Vũ Thắng Lợi, Viết Danh, Đông Hùng…

Lịch sử hào hùng của dân tộc được khơi dậy trên sân khấu “Cùng nhau giữ nước” - ảnh 7
Bên cạnh những màn đại cảnh, Chương trình có nhiều giây phút lắng đọng, tinh tế và xúc động. 

Chương trình “Cùng nhau giữ nước” giúp khán giả cả nước được trải nghiệm một hành trình đầy gian khó nhưng rất đỗi tự hào và vinh quang của dân tộc Việt Nam, tạo động lực trong cuộc sống, đoàn kết, chung sức, đồng lòng để cùng nhau giữ nước; là lời nhắc nhở và tri ân của thế hệ hôm nay đối với sự hy sinh anh dũng, quật cường của bao thế hệ cha ông; khẳng định một chân lý tồn tại muôn đời của dân tộc Việt Nam: “Dựng nước luôn đi đôi với giữ nước”.

Tin cùng chuyên mục

“Bí kíp” giáo dục con trẻ thiết thực, hiệu quả

“Bí kíp” giáo dục con trẻ thiết thực, hiệu quả

(PNTĐ) - Bộ sách "Gia tài cho con" của tác giả Mẹ Mít (Lê Thị Phương Lan) xuất sắc đoạt Giải C Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024 sau một năm xuất bản và được đông đảo bạn đọc đón nhận như một món quà về sự tử tế, nhân văn trong kết nối giữa các thành viên của một gia đình hạnh phúc.
Bảo vệ giá trị văn hóa làng xã ở Thủ đô

Bảo vệ giá trị văn hóa làng xã ở Thủ đô

(PNTĐ) - Làng Việt cổ truyền là một tế bào xã hội của người Việt. Mỗi ngôi làng đều có một truyền thống văn hóa riêng cả về văn hóa vật thể và phi vật thể. Tuy nhiên, làng truyền thống ở Thủ đô hiện nay đang biến dạng trước những tác động của kinh tế, xã hội và của quá trình đô thị hóa khốc liệt. Bảo tồn các di sản văn hóa của làng Việt truyền thống trong bối cảnh xã hội chuyển biến ngày một phức tạp là một thách thức cần có những giải pháp tổng thể.
'Giấc mơ Chí Phèo' - nhạc kịch đầu tiên được cảm tác từ văn học

'Giấc mơ Chí Phèo' - nhạc kịch đầu tiên được cảm tác từ văn học

(PNTĐ) - Với loại hình nhạc kịch thì văn học là một “mỏ vàng” màu mỡ. Và “Giấc mơ Chí Phèo” - vở kịch đầu tiên được cảm tác từ truyện ngắn của nhà văn Nam Cao. Một vở nhạc kịch Broadway thuần Việt, từ kịch bản đến âm nhạc và ê-kíp thực hiện, hy vọng sẽ chinh phục được khán giả Việt. Đó cũng là cách mà các nghệ sĩ đang hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch Việt.
“Đêm Trúc Bạch” - Sản phẩm mới du lịch của Thủ đô

“Đêm Trúc Bạch” - Sản phẩm mới du lịch của Thủ đô

(PNTĐ) - Tối 29/11, tại không gian Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc - Ngũ Xã (Ba Đình), Sở Du lịch Hà Nội và UBND quận Ba Đình khai mạc chương trình quảng bá du lịch đêm Hà Nội 2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn; Bí thư Quận ủy Ba Đình Hoàng Minh Dũng Tiến cùng đại diện các ban, ngành Trung ương và sở, ngành thành phố Hà Nội đã đến dự và nhấn nút khai mạc.