“Mắt Xẩm” qua góc nhìn của những người trẻ

Chia sẻ

Dự án “Mắt xẩm” là sự tiếp nối quãng thời gian miệt mài của nhóm các bạn trẻ “Chèo 48h - Tôi chèo về quê hương” trên hành trình gìn giữ, phát huy những giá trị quý báu của nền văn hóa nghệ thuật nước nhà.

Từ ngày 16/5 đến ngày 22/5 tại Vicas art studio, số 32 Hào Nam, Hà Nội sẽ diễn ra chuỗi hoạt động trải nghiệm đa giác quan "Mắt xẩm" với sự góp mặt của các loại hình như âm nhạc thể nghiệm, triển lãm tranh, nghệ thuật sắp đặt, tọa đàm chuyên môn và nhiều hơn thế nữa. 

Lễ khai mạc, bế mạc, tọa đàm, workshop đã được chuyển đổi thành hình thức giao lưu trực tuyến nhằm đảm bảo an toàn cho công tác phòng chống dịch Covid-19 hiện nay.

“Mắt xẩm” là dự án được thực hiện bởi nhóm “Chèo 48h – Tôi chèo về quê hương", với sự bảo trợ của Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam và Dự án không gian văn hóa sáng tạo Việt Nam.

Xẩm vốn là loại hình diễn xướng dân gian gắn với những người khiếm thị. Khác với nghệ thuật cung đình, Xẩm gắn bó với tầng lớp bình dân, người dân nghèo khổ, do đó mang những góc nhìn chân thực và sâu sắc về cuộc đời, thể hiện qua nội dung các bài hát. 

Trải qua bao thập kỷ, bằng một sự kết nối của truyền thống, những người trẻ đã đến gần hơn với Xẩm và góp vào những góc nhìn của con người đương đại, được diễn ngôn bằng tranh, bằng nhạc… Đây cũng là thông điệp mà các bạn trẻ thuộc nhóm dự án “Mắt Xẩm” muốn nhắn gửi: hãy cởi mở, nhìn nhận Xẩm ở nhiều góc độ để thấy được sức sống và vẻ đẹp của bộ môn nghệ thuật này! 

Chuỗi hoạt động trải nghiệm đa giác quan của dự án Mắt XẩmChuỗi hoạt động trải nghiệm đa giác quan của dự án Mắt Xẩm

Giai đoạn 1 của dự án gồm 4 talkshow với các chủ đề khác nhau như: Hát Xẩm trong thích ứng văn hóa, Hát Xẩm nhìn từ Nghệ thuật thị giác, Hát Xẩm nhìn từ góc độ Nghệ thuật trình diễn và Hát Xẩm nhìn từ góc độ Âm nhạc đương đại… được phát sóng trực tiếp trên fanpage Chèo 48h.

Trong số đầu tiên của Talkshow Mắt Xẩm phát sóng ngày 16/5, PGS.TS Kiều Trung Sơn và nhà sưu tầm tư liệu nghệ thuật dân gian Mai Đức Thiện đã đem đến cho công chúng những cái nhìn sâu sắc về nguồn gốc và cách Xẩm tồn tại, phát triển để trở thành một bộ môn nghệ thuật đặc sắc đến ngày nay. 

Trước câu hỏi về xuất phát điểm của hát Xẩm đã phải một bộ môn nghệ thuật hay chưa? Nhà sưu tầm tư liệu nghệ thuật dân gian Mai Thức Thiện chia sẻ: “Từ xa xưa, Xẩm là nghề đàn hát của những người khiếm thị có năng khiếu, họ biểu diễn, dùng sức lực của mình để kiếm sống. Tính thời điểm bây giờ, nghề hát xẩm kiếm sống như thế không còn nữa. Nhưng nghệ thuật hát xẩm thì vẫn tồn tại và phát  triển qua các thế hệ nghệ sĩ, nghệ nhân và những người yêu bộ môn hát xẩm”.

Trong số thứ 2 của Talkshow Mắt Xẩm phát sóng vào ngày 18/5, Kiến Trúc Sư Minh Đức và Hoạ sĩ Yến Đỗ đã có những bàn luận và chia sẻ xoay quanh hát Xẩm nhìn từ nghệ thuật thị giác. Xẩm dùng chất liệu là ca từ và giai điệu để tạo nên hình tượng nghệ thuật, trong khi kiến trúc hay hội hoạ lại dùng đường nét, hình khối và màu sắc. Thế nhưng, những người trẻ đã tìm ra một điểm giao chạm đầy xúc động giữa Xẩm và nghệ thuật thị giác của con người. 

Họa sĩ Yến Đỗ chia sẻ: “Đối với mình, âm nhạc có nhịp điệu và trong hội họa cũng vậy. Nhịp điệu thể hiện ở rất nhiều phần, có phần là những đường cong, những đường di chuyển hay là những đường đi lên, đường đi xuống và đặc biệt hơn nó còn là cảm xúc. Việc nhắm mắt lại giúp mình cảm nhận bản thân được đi vào trong từng câu hát, vào làn điệu và vào chính con người đang hát xẩm ấy”. 

Có thể thấy rằng, trải qua nhiều bước thăng trầm, Xẩm đã đi qua nhiều lăng kính của nhiều thế hệ và không ngoại lệ, những người trẻ - chủ nhân tiếp nối di sản ngày hôm nay cũng có những lăng kính riêng lạ... 

Chèo 48h đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm khơi dậy lòng tự hào và tình yêu của các bạn trẻ với văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộcChèo 48h đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm khơi dậy lòng tự hào và tình yêu của các bạn trẻ với văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc

“Chèo 48h - Tôi Chèo về quê hương” được thành lập với mong muốn giáo dục và truyền thông Văn hóa Nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với các bạn trẻ nhằm truyền cảm hứng, khơi dậy lòng tự hào, tình yêu với văn hoá nước nhà, góp phần thúc đẩy các hành động bảo tồn, phát huy hiệu quả trong xã hội hiện đại. Trải qua 6 năm hoạt động, đến nay Chèo 48h đã tổ chức hơn 12 khoá học, hàng loạt sự kiện biểu diễn, cuộc thi, điền dã, tọa đàm nghệ thuật… với hàng nghìn lượt tham gia. 

NGUYỄN THU HÀ, ảnh: NVCC

Tin cùng chuyên mục

Khi “Phụ nữ Thủ đô khỏe đẹp - Chào kỷ nguyên mới” hòa nhịp cùng “Đất nước trọn niềm vui”

Khi “Phụ nữ Thủ đô khỏe đẹp - Chào kỷ nguyên mới” hòa nhịp cùng “Đất nước trọn niềm vui”

(PNTĐ) - Tối 25/4/2025, trong không khí rộn ràng cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại vườn hoa Vạn Xuân - góc phố lịch sử Phan Đình Phùng (quận Ba Đình, Hà Nội), chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” và vòng chung khảo Hội thi “Phụ nữ Thủ đô khỏe đẹp - Chào kỷ nguyên mới” đã được tổ chức trang trọng, ấm cúng rực rỡ sắc màu.
Thạch Thất tổ chức chương trình nghệ thuật “Áo dài Việt Nam - Hào khí non sông”

Thạch Thất tổ chức chương trình nghệ thuật “Áo dài Việt Nam - Hào khí non sông”

(PNTĐ) - Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 80 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Thạch Thất, chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2025-2030, tối 22/4, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện Thạch Thất long trọng tổ chức chương trình nghệ thuật “Áo dài Việt Nam - Hào khí non sông”. Phó chủ tịch thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương đến dự cùng đại diện lãnh đạo huyện Thạch Thất và đông đảo cán bộ hội viên phụ nữ, nhân dân trên địa bàn huyện.
“Hẹn ước Bắc - Nam”- khi lịch sử, nghệ thuật và tinh thần dân tộc giao hòa

“Hẹn ước Bắc - Nam”- khi lịch sử, nghệ thuật và tinh thần dân tộc giao hòa

(PNTĐ) - Tối 22/4, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình trở thành tâm điểm ánh nhìn của cả nước khi chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam” được dàn dựng công phu, hoành tráng, diễn ra dưới bầu trời Hà Nội - nơi kết nối mạch nguồn truyền thống và khát vọng tương lai.
“Đất ơi nở hoa” - khúc hát mừng kỷ niệm 50 năm ngày non sông liền một dải của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung

“Đất ơi nở hoa” - khúc hát mừng kỷ niệm 50 năm ngày non sông liền một dải của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung

(PNTĐ) - Ca khúc “Đất ơi nở hoa” - sáng tác mới nhất của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung, qua phần thể hiện đầy xúc cảm của NSƯT Hoàng Tùng và bản phối tinh tế của nhạc sĩ Đức Thụy - đã đưa người nghe trở lại những miền ký ức thiêng liêng, nơi có mẹ, có quê hương, có đất trời hun đúc bao kỷ niệm sâu sắc. Đây là món quà tri ân giàu cảm xúc mà người nhạc sĩ dành cho đất mẹ, cho Tổ quốc thân yêu nhân dịp tháng Tư lịch sử - thời điểm cả dân tộc hân hoan kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).