Một đời tâm huyết với hình tượng Bác Hồ

Chia sẻ

34 năm kể từ lần đầu tiên vào vai Bác Hồ kính yêu của dân tộc, NSƯT Tiến Hợi đã dành cả cuộc đời tâm huyết nghiên cứu để hóa thân hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh thật gần gũi, sống động.

Nghệ sĩ Tiến Hợi sinh năm 1959, quê cha ở Nghệ An, quê mẹ ở Hà Nội. Năm 1987, khi ông đang công tác tại đoàn kịch Trường Sơn, đạo diễn Doãn Hoàng Giang về dựng vở kịch "Đêm trắng" - vở kịch đầu tiên về Bác Hồ với việc chống tham nhũng. Trong số các diễn viên được thử vai Bác Hồ, Tiến Hợi là người có ngoại hình giống Bác nhất nên ông được đạo diễn giao đóng vai Bác Hồ.

Được giao đảm trách vai diễn quan trọng - Bác Hồ là một hình tượng nhân vật rất thiêng liêng và cao cả đối với mỗi người dân Việt Nam - nghệ sĩ Tiến Hợi vô cùng áp lực và lo lắng. Sau đó, ông dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi, đọc và xem nhiều tư liệu về Bác.

Đương thời, NSƯT Tiến Hợi nhớ mãi kỷ niệm khi Đoàn đưa vở kịch "Đêm trắng" lên công diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội, khi diễn xong, ông vào hậu trường để tẩy trang thì ông Vũ Kỳ - thư ký nhiều năm của Bác Hồ - vào tận nơi ôm lấy nam nghệ sĩ khóc vì "Tiến Hợi trẻ mà thể hiện vai Bác Hồ gần gũi, sống động, thân mật quá". Lúc đó, nam nghệ sĩ cũng không kìm được nước mắt nên khóc theo vì hạnh phúc.

Một lần khác, khi vở diễn kết thúc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi lên, khóe mắt của Đại tướng có nước mắt nhưng miệng lại cười rất tươi. Đại tướng tặng hoa và nói hai từ "cảm ơn", nghệ sĩ Tiến Hợi tay nhận hoa mà rưng rưng xúc động, nước mắt trào dâng.

Nghệ sĩ Vương Đạm Thủy là người hóa trang cho chồng vào vai Bác Hồ	 Ảnh tư liệuNghệ sĩ Vương Đạm Thủy là người hóa trang cho chồng vào vai Bác Hồ. Ảnh tư liệu

NSƯT Tiến Hợi từng tâm sự, bằng tấm lòng yêu quý Bác Hồ - vị cha già của dân tộc Việt Nam, trong mọi tác phẩm ông thể hiện (sân khấu, điện ảnh, truyền hình và phát thanh) ông đều cố gắng nuôi dưỡng cảm xúc nguyên vẹn với mỗi lần hóa thân hình tượng Bác.

Cho đến nay NSƯT Tiến Hợi vẫn được đánh giá là diễn viên thể hiện vai Bác Hồ xuất sắc nhất trên cả hai lĩnh vực sân khấu và điện ảnh. Ông từng đạt Huy chương Vàng Hội diễn Sân khấu toàn quốc năm 1992 vở Xin lĩnh án tử hình vai Chủ tịch Hồ Chí Minh; Huy chương Bạc vở Vùng lạnh Liên hoan Sân khấu Toàn quốc năm 2018 vai ông Sinh. Năm 2013, sách "Kỷ lục Guinness" của Việt Nam đã xác nhận "Tiến Hợi là nghệ sĩ thể hiện thành công vai Bác Hồ nhiều thể loại nhất".

Vai Bác Hồ không chỉ đem lại cho nghệ sĩ Tiến Hợi cơ hội tỏa sáng trong nghệ thuật mà còn góp phần "se duyên" cho ông và vợ - nghệ sĩ Vương Đạm Thủy - đồng thời gắn kết họ trong hơn 3 thập kỷ. Vợ ông vốn là diễn viên trong đoàn.

Ban đầu, người hóa trang cho Tiến Hợi ở vở kịch "Đêm trắng" là Nhữ Đình Nguyên (NSƯT Nhữ Đình Nguyên thuộc Hãng phim truyện Việt Nam, người đã học về hóa trang tại Nga). Vở kịch thành công, đoàn thường xuyên đi diễn ở các địa phương, trong đó có rất nhiều lần lên biên giới nên ông Nguyên sức yếu không thể đi theo. Đoàn kịch phải cử một số thành viên đi học hóa trang, trong đó có nghệ sĩ Vương Đạm Thủy - người phụ nữ có quê gốc ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, cùng quê Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Để hoá trang nhân vật Bác Hồ, bà Đạm Thủy nghiên cứu rất kỹ tư liệu, hình ảnh về Bác ở nhiều thời kỳ khác nhau và tìm hiểu bối cảnh lịch sử trong mỗi vở diễn. Nghệ sĩ Tiến Hợi cũng có nhiều góp ý cho người hóa trang nên vẽ nếp nhăn trên trán thế nào, vết chân chim ở đuôi mắt ra sao… cho phù hợp với cảm nhận sâu sắc của ông về nhân vật.

Cái duyên công việc góp phần đưa đến cái duyên vợ chồng. Kể từ ngày đó, khi Tiến Hợi được giao vai Bác Hồ, bà luôn là người hóa trang cho ông. Vợ chồng nghệ sĩ Tiến Hợi gắn bó với nhau đến tuổi xế chiều. Căn nhà của họ lưu giữ nhiều hình ảnh, kỷ vật về những lần đóng vai Bác Hồ của nghệ sĩ Tiến Hợi.
Nghệ sĩ Tiến Hợi qua đời sáng 10/2 ở tuổi 63 trong sự tiếc thương của gia đình, bạn bè và những người hâm mộ ông.

NGUYÊN VŨ

Tin cùng chuyên mục

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).
Tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

Tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

(PNTĐ) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành Quyết định số 2286/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, hướng tới 80 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2025), Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2025), Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 – 19/8/2025), và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2025).
Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Ngày 7/7, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) đã ban hành Kế hoạch số 3283/KH – BVHTTDL về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thông qua các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm góp phần khơi dậy và bồi đắp niềm tin, niềm tự hào của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới đất nước...
Phê duyệt logo kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Phê duyệt logo kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành Quyết định số 2305/QĐ - BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) để sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).