Ngắm bộ sưu tập cá nhân trang phục triều Nguyễn hiếm có tại Huế

Chia sẻ

Hơn 30 năm qua, ở Huế có một nhà sưu tầm cổ vật đã lặng lẽ sưu tập được hơn 100 chiếc áo đủ loại, gồm long bào, hoàng bào, áo của quan lại… triều Nguyễn. Đây được xem là bộ sưu tập hiếm có ở Việt Nam.

Nhà sưu tập Nguyễn Hữu Hoàng với Nhà sưu tập Nguyễn Hữu Hoàng với "bảo vật" sưu tầm được.

Nhiều người sẽ không khỏi bất ngờ khi được chứng kiến bộ sưu tập có một không hai ấy của nhà sưu tập Nguyễn Hữu Hoàng (ngụ tại số 10 Nguyễn Sinh Cung, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) .

Nguyễn Hữu Hoàng đang sở hữu hơn 100 chiếc áo thời Nguyễn, trong đó có áo dùng cho vua (long bào), áo cho hoàng hậu (hoàng bào), áo hoàng tử, áo công chúa, áo cung nữ, áo quan đại triều, áo quan thượng triều…

Để sở hữu được những trang phục ấy, bên cạnh cơ duyên còn là một hành trình lăn lộn, ngược xuôi khắp các huyện vùng núi miền Tây tỉnh Quảng Trị và các bản làng biên giới nước bạn Lào của nhà sưu tập; có những chiếc phải mất hơn chục năm theo đuổi, anh Hoàng mới sưu tập thành công.

Chiếc áo võ quan triều Nguyễn mà nhà sưu tập phải dày công mới có được.Chiếc áo võ quan triều Nguyễn mà nhà sưu tập phải dày công mới có được.

Trong số này có thể kể đến chiếc áo quan nhị phẩm được dệt thất thể (bảy màu) có hình tứ linh (long, lân, quy, phụng) mà anh phải kỳ công mới đưa được vào bộ sưu tập của mình.

Theo lời anh kể, qua một người quen biết, anh nhận được thông tin về chiếc áo do một người Vân Kiều ở huyện Mường Noòng (tỉnh Savannakhet, nước bạn Lào) sở hữu.

Mất nhiều ngày trời lặn lội đến nơi để xin xem, nhưng chủ nhân lấy lý do: “Áo của cha để lại. Cha chết rồi nên muốn xem áo phải làm lễ, cúng gà”. Anh Hoàng đồng ý. Sau khi cho anh xem áo xong, gia chủ lại đổi ý không bán nữa. Không bỏ cuộc, anh Hoàng tiếp tục thuyết phục và vào đầu năm 2015, anh đã sở hữu được chiếc áo này.

Ngắm bộ sưu tập cá nhân trang phục triều Nguyễn hiếm có tại Huế - ảnh 3

Nhà sưu tập Nguyễn Hữu Hoàng đã trưng bày, giới thiệu với công chúng nhiều “bảo vật” trong số này. Các chuyên gia, nhà nghiên cứu, du khách… khi được chiêm ngưỡng long bào, hoàng bào, y phục đại triều… đều trầm trồ trước vẻ lộng lẫy của những trang phục ấy.

Anh Hoàng cho biết, với điều kiện thời tiết ở Việt Nam, loại tơ lụa này rất khó bảo quản, dễ mục nát và bị côn trùng cắn phá. Vì thế, anh đã quyết định chuyển nhượng cho Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh hơn 40 bộ trang phục triều Nguyễn với ước mong, “bảo vật” vừa được bảo quản tốt hơn vừa phát huy được giá trị văn hoá, lịch sử.

(Theo chinhphu.vn)

Tin cùng chuyên mục

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).
Tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

Tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

(PNTĐ) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành Quyết định số 2286/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, hướng tới 80 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2025), Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2025), Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 – 19/8/2025), và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2025).
Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Ngày 7/7, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) đã ban hành Kế hoạch số 3283/KH – BVHTTDL về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thông qua các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm góp phần khơi dậy và bồi đắp niềm tin, niềm tự hào của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới đất nước...
Phê duyệt logo kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Phê duyệt logo kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành Quyết định số 2305/QĐ - BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) để sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).