Ngày 28/11 bế mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Để đáp ứng nhu cầu tham quan và tham gia các hoạt động tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã điều chỉnh thời gian tổ chức, kéo dài Lễ hội thêm 2 ngày và kết thúc vào ngày 28/11.

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, trong thời gian được điều chỉnh, tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm sẽ mở cửa từ 8 giờ 30 phút đến 21 giờ các ngày 25, 26/11 và từ 8 giờ 30 đến 18 giờ các ngày 27, 28/11; tại Tháp nước Hàng Đậu giữ nguyên lịch như trước. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục vận hành, bố trí lực lượng đón khách tham quan theo thời gian điều chỉnh đảm bảo an toàn.

Ngày 28/11 bế mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023  - ảnh 1
Du khách trải nghiệm chuyến tàu độc đáo

Tính đến ngày 25/11, sau 9 ngày tổ chức, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 thu hút khoảng 160 nghìn lượt khách và dự kiến khi kết thúc, Lễ hội sẽ tăng lên khoảng 200 nghìn lượt khách.

Ngày 28/11 bế mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023  - ảnh 2
Du khách xếp hàng vào Tháp nước Hàng Đậu

Trong đó, địa điểm chính tổ chức Lễ hội là Nhà máy Xe lửa Gia Lâm đạt tới 3 vạn lượt khách mỗi ngày vào các ngày cuối tuần. Còn các ngày trong tuần đạt từ 5 - 7 nghìn lượt khách. Tháp nước Hàng Đậu cũng thu hút 3 nghìn lượt khách mỗi ngày, tăng gấp 3 lần so với kế hoạch đón tiếp ban đầu.

Bên cạnh quy mô lớn, thời gian kéo dài, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 còn tạo dấu ấn tốt khi tổ chức tại một di sản công nghiệp, nhiều hoạt động sáng tạo độc đáo, phù hợp với xu thế hiện nay, đặc biệt đối với giới trẻ.

Ngày 28/11 bế mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023  - ảnh 3
Nhiều hoạt động nghệ thuật độc đáo thu hút du khách

Lễ hội gồm hơn 60 hoạt động, sự kiện liên quan đến nghệ thuật, triển lãm, hội thảo, tọa đàm, cộng đồng tạo hiệu ứng, sức lan toả rộng rãi. Lễ bế mạc Lễ hội sẽ diễn ra vào tối 28/11 với nhiều hoạt động đặc sắc, sáng tạo mang đậm dấu ấn văn hóa Thủ đô Hà Nội.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.