Ngày Thất tịch: Giới trẻ ăn chè đậu đỏ để “thoát ế“

VÂN NHI
Chia sẻ

(PNTĐ) - Hàng năm, vào ngày 7/7 Âm lịch hay còn gọi là Lễ Thất tịch, các cặp đôi thường đến chùa để cầu mong cho tình yêu sẽ được hạnh phúc viên mãn; những người độc thân đi chùa cầu may để sớm tìm được một nửa của mình.

Lễ Thất tịch là ngày mùng 7/7 âm lịch hằng năm. Năm nay, lễ Thất tịch rơi vào thứ năm, ngày 4/8/2022. Người ta còn gọi đây là ngày “ông Ngâu bà Ngâu” hay ngày Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau.

Vào ngày này trời thường mưa, cơn mưa không to nhưng kéo dài, gọi là mưa ngâu. Từ những câu chuyện tương truyền, nhiều người xem mưa ngâu này là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi hội ngộ. Dân gian tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong đêm mùng 7/7 sẽ mãi mãi bên nhau.

Ngày Thất tịch: Giới trẻ ăn chè đậu đỏ để “thoát ế“ - ảnh 1
 Ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch là một cách để cầu nhân duyên may mắn, mau thoát "ế"?

Theo TS Trần Long, Trưởng bộ môn Văn hóa Việt Nam, Khoa Văn hóa học, Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM), lễ Thất tịch có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các tài liệu về phong tục dân gian, văn hóa Việt Nam thì không nhắc đến ngày này.

Những năm gần đây, các bạn trẻ Gen Z thường lan truyền trên mạng xã hội về việc ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch là một cách để cầu nhân duyên may mắn, mau thoát "ế". Vì vậy, mặc dù đây không phải là phong tục của Việt Nam, nhưng vào ngày này vẫn có rất nhiều bạn trẻ tìm mua chè đậu đỏ với hy vọng sớm tìm được tình yêu của đời mình.

Hôm nay, nhiều cửa hàng chè trên địa bàn thành phố Hà Nội đã bắt đầu có lượng khách tăng vọt, chủ yếu là các bạn trẻ tìm mua chè đậu đỏ với giá dao động trong khoảng từ 25.000 đến 50.000 đồng/hộp tùy kích cỡ.

Tin cùng chuyên mục

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

(PNTĐ) - Từ ngày 8 – 12/5, sự kiện thường niên “Những ngày Văn học Châu Âu” sẽ quay trở lại với công chúng yêu văn chương tại Hà Nội bằng một chuỗi hoạt động sôi nổi và đặc sắc, lần đầu tiên đặt trọng tâm vào các nhà văn di dân gốc Việt đang tạo dấu ấn tại văn đàn châu Âu.
Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

(PNTĐ) - Bộ phim kinh dị Việt mùa hè năm nay Út Lan: Oán linh giữ của vừa tung đoạn teaser poster và teaser trailer khiến khán giả rùng mình. Đạo diễn Trần Trọng Dần và ê-kíp đã có một hướng tiếp cận đặc biệt cho câu chuyện dân gian bí ẩn về loại “bùa ngải” khét tiếng này.
Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

(PNTĐ) - Thời gian gần đây, nhiều nghệ sĩ Việt đối mặt với làn sóng chỉ trích vì quảng cáo sản phẩm thổi phồng công dụng, thậm chí sai sự thật. Từ thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đến thuốc giảm cân, chữa bệnh không rõ nguồn gốc... hình ảnh các nghệ sĩ vốn được công chúng tin tưởng đã bị lợi dụng, khiến nhiều người mất danh tiếng, sự nghiệp chỉ vì tham lợi từ quảng cáo.
Tùng Dương khuyên người trẻ: “Đừng buồn phiền nữa”

Tùng Dương khuyên người trẻ: “Đừng buồn phiền nữa”

(PNTĐ) - Khi ca khúc Tái sinh vẫn còn đang “cháy” trong lòng người hâm mộ, và Lời nói dối của cha vừa gây được ấn tượng mạnh, Tùng Dương tiếp tục tung ra một sản phẩm âm nhạc mới với cái tên đầy cảm xúc: Đừng buồn phiền nữa. Theo chia sẻ của nam ca sĩ, đây là lời nhắn nhủ đầy chân thành anh muốn gửi đến những người trẻ đang sống trong một thế giới đầy áp lực và biến động.