Nhiều dấu ấn văn hóa Việt - Nhật thú vị

Chia sẻ

PNTĐ-Tối 9/9, chương trình Nhạc hội Việt - Nhật 2018 đã diễn ra tại Cung văn hóa Lao Động thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng.

 
Đây cũng là chương trình mở màn cho chuỗi hoạt động liên tục kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản. 
 
Nhạc hội Việt - Nhật 2018 là chương trình giao lưu nghệ thuật do Đài Truyền hình Việt Nam và Đại sứ Sugi Ryotaro (Đại sứ đặc biệt Nhật Bản - Việt Nam) phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức. Chương trình diễn ra vào 9/9, được ghi hình lại và phát sóng trên truyền hình vào ngày 15/9. Đây được xem là sự kiện điểm nhấn kỷ niệm quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Bên cạnh sự xuất hiện của nghệ sĩ Pikotaro, chủ nhân bản hít “Bút dứa, táo bút” gây bão toàn cầu thời gian qua, phía Nhật Bản cũng gây ấn tượng với phần trình diễn của rapper Weeza, nghệ sĩ Godai Natsuko, ông EXILE ATSUSHI, nhóm w-inds. Phía Việt Nam quy tụ những giọng ca nổi tiếng như Mỹ Linh, Đông Nhi, Trọng Hiếu, Yanbi, Dương Trần Nghĩa...
 
Nhiều dấu ấn văn hóa Việt - Nhật thú vị - ảnh 1
Nghệ sĩ Pikotaro trên sân khấu Nhạc hội Việt - Nhật 

 
Các ca khúc được biểu diễn trong Nhạc hội Việt - Nhật 2018 là những ca khúc nổi tiếng của hai đất nước, những tác phẩm có sự ảnh hưởng và lan tỏa của Việt Nam tại Nhật Bản hay có sự ảnh hưởng từ văn hóa, âm nhạc của Nhật Bản đến Việt Nam. Đặc biệt, trong đêm nhạc, vợ chồng Ngày Đại sứ Sugi Ryotaro đã hát ca khúc “Đoản khúc thu Hà Nội” quen thuộc bằng tiếng Nhật khiến nhiều khán giả thích thú. Điều này cho thấy tình cảm yêu mến sâu sắc của Ngài Đại sứ đối với Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. 
 
Cũng trong tuần vừa qua, đã diễn ra lễ công bố ngày hội văn hóa Nhật Bản với chủ đề Fullmoon Festival tại Hà Nội vào ngày 23/9 tới đây. Được biết, đây là lần đầu tiên người Nhật mang một lễ hội theo tiêu chuẩn Nhật Bản sang Việt Nam với hàng loạt các hoạt động, gây chú ý là những màn trình diễn và trò chơi truyền thống Nhật Bản.
 
Tại không gian lễ hội sẽ được chia thành các Quận, mỗi Quận mang đặc trưng riêng, tôn vinh những sắc màu văn hoá truyền thống nổi bật của xứ sở hoa Anh Đào như Quận Fuji với hàng loạt khung cảnh như đang ở Lễ hội Nhật, Quận Ginza với cả trăm gian hàng thương hiệu nổi tiếng của hai nước Nhật - Việt, Quận Sasuke có tới hơn 20 trò chơi tiêu biểu của Nhật Bản và Việt Nam hội tụ. Lần đầu tiên thápYagura truyền thống luôn luôn có mặt trong tất cả các lễ hội của Nhật sẽ được tái hiện cùng một loạt các hoạt động như  màn đồng diễn múa tập thể Yosakoi, biểu diễn múa quạt Nhật Bản, biểu diễn trống Taiko.
 
Tại dãy phố Nhật, các các nghệ nhân Nhật Bạn sẽ trực tiếp biểu diễn và hướng dẫn du khách tham gia vào các trò chơi như kéo trăng, Koma, Kendama, gấp giấy Origami, vợt cá vàng, biểu diễn nghệ thuật cắm hoa Ikebana (Nhật Bản), đặc biệt là biểu diễn nghệ thuật trà đạo Nhật Bản. Còn tại khu phố Việt, du khách sẽ có thể trở về tuổi thơ khi tham gia các trò chơi dân gian Việt như: Làm đèn lồng, làm bánh, kéo co, nhảy sạp, ném vòng, đi càkheo, nặn tò he và trò chơi thú vị Đua cua... 
 
Ngày hội văn hóa Nhật Bản tại Hà Nội “Fullmoon festival” cũng là nơi hội tụ ẩm thực Nhật Bản từ món ăn bình dân đến sang trọng với bánh Takoyaki, mì Ramen, bánh xèo, sashimi, sushi, mocha của các Nhà hàng Nhật Bản… Điểm nhấn gây chú ý của sự kiện là sự xuất hiện của nhà thiết kế Nhật Bản nổi tiếng hàng đầu thế giới Koshino Jundo với bộ sưu tập nổi tiếng “Cái đẹp của những đối cực”, kết hợp cùng công nghệ 3D mapping”. 
 
Như vậy, với sự xuất hiện của các nghệ sĩ, nhà thiết kế hàng đầu Nhật Bản tới Việt Nam cùng hàng loạt các sự kiện, năm nay các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản sẽ tạo nên những dấu ấn thú vị với người dân tại Hà Nội.
 
Nam Phong

Tin cùng chuyên mục

Từ ngày 2/5 diễn ra Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng

Từ ngày 2/5 diễn ra Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng

(PNTĐ) - Tiếp nối hành công của những mùa giải trước, năm 2024, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cùng với Liên đoàn Vật Việt Nam, UBND thị xã Sơn Tây tiếp tục tổ chức Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024. Thời gian tổ chức giải từ ngày 2 - 6/5/2024.
Triển lãm Hải Phòng – Pháp Heritage tại Hà Nội

Triển lãm Hải Phòng – Pháp Heritage tại Hà Nội

(PNTĐ) - Sáng 26/4, tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm “Hải Phòng – Pháp Heritage” với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, sự thịnh vượng cho ngày mai”.
Ngày 11/5 khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng 2024

Ngày 11/5 khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng 2024

(PNTĐ) - Lễ hội Hoa Phượng Đỏ  2024 với chủ đề “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ được khái mạc vào lúc 20 giờ ngày 11/5/2024 . Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, tiếp sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng và một số Đài truyền hình các tỉnh, thành phố bạn.
Thư viện Hà Nội đạt giải Xuất sắc Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc năm 2024

Thư viện Hà Nội đạt giải Xuất sắc Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc năm 2024

(PNTĐ) - Từ ngày 22 - 26/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) với chủ đề “Điện Biên - Vang mãi bản hùng ca”. Thư viện Hà Nội đã đạt giải Xuất sắc Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc năm 2024.