Nỗ lực cho mùa Lễ hội an toàn, văn minh

Chia sẻ

PNTĐ-Vừa qua, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 469/KH-SVH&TT về việc quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn thành phố năm 2019.

 
Cùng với sự quản lý chặt chẽ từ phía Thành phố, các Ban tổ chức Lễ hội cũng đang nỗ lực chuẩn bị để có một mùa Lễ hội an toàn, văn minh…
 
Nỗ lực cho mùa Lễ hội an toàn, văn minh - ảnh 1
Lễ hội đền Gióng 2018

 
Một trong những Lễ hội được người dân Hà Nội hết sức quan tâm là Lễ hội Gióng đền Sóc (Sóc Sơn). Mới đây, Ban tổ chức (BTC) lễ hội đã có cuộc họp với đại diện các thôn làng, chính quyền các xã tham gia lễ hội Gióng. BTC Lễ hội đã khẳng định năm nay việc phát lộc hoa tre và lộc trầu cau trong ngày khai hội sẽ được quản lý chặt chẽ. Việc phát lộc cũng sẽ được phát vào buổi chiều khai hội để đảm bảo trật tự, tránh tình trạng “cướp”. 
 
Theo đó, BTC Lễ hội sẽ đưa lộc hoa tre và trầu cau vào hậu cung bảo vệ sau lễ Thánh buổi sáng. Lộc sẽ được phát theo thứ tự, tránh tình trạng chen lấn, đảm bảo văn minh nơi thờ tự. Cùng với đó, BTC cũng tính đến việc nhờ các cao niên trong các thôn têm sẵn trầu cau để phát cho người dân và du khách trong suốt 3 ngày lễ, thay vì chỉ phát lộc trầu cau như trước. Điểm mới của Lễ hội năm nay là BTC đã đồng ý việc làm hoa tre bằng cây vầu thay cho cây tre với lý do là tre khan hiếm, khó mua, còn cây vầu dễ vót hoa, dễ mua, giá thành rẻ. Việc sử dụng vầu được BTC cho rằng vẫn đảm bảo tính truyền thống và đồng thời là ý nguyện của dân làng. 
 
Tương tự, UBND huyện Mỹ Đức đã lập nhiều phương án hướng đến một mùa Lễ hội chùa Hương an toàn, văn minh, trật tự với chủ đề “Lễ hội kỷ cương, Văn minh du lịch”.
 
Năm nay, BTC Lễ hội thành lập các Tiểu ban, nhằm tạo nên một hệ thống quản lý, kiểm soát lễ hội chi tiết nhất. BTC cũng sẽ tăng cường các công tác kiểm tra xử lý nghiêm những vi phạm, phòng ngừa các tệ nạn xã hội: bói toán, bán thẻ, mê tín dị đoan, đồ chơi trẻ em nguy hiểm…, đồng thời quán triệt làm tốt công tác phục vụ hướng dẫn du khách về dự lễ hội, tham gia các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng theo quy định của pháp luật; hướng dẫn khách tham quan dâng lễ, đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý chặt chẽ những người tham gia phục vụ ở các đền, chùa, động trong khu di tích thắng cảnh và lễ hội. Một trong những vấn đề “nóng” của chùa Hương là dịch vụ ăn uống, mua bán động vật hoang dã cũng được đề nghị kiểm soát chặt chẽ. BTC yêu cầu các đơn vị kinh doanh khu vực lễ hội không quảng cáo và tổ chức các dịch vụ ăn uống chế biến từ động vật hoang dã trong khu vực lễ hội… 
 
Theo kế hoạch 469/KH-SVH&TT, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội đưa ra hàng loạt đề nghị nhằm chấn chỉnh hoạt động Lễ hội trên địa bàn thành phố như: tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội, giảm tần suất, quy mô tổ chức lễ hội, ngày hội; không tổ chức lễ hội vì mục đích thương mại, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh; không tổ chức những lễ hội có nội dung phản cảm, kích động bạo lực, gây bức xúc dư luận xã hội; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép...
 
Trong thời gian tới đây, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ phối hợp với Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các ban, ngành của thành phố thực hiện kiểm tra, đôn đốc công tác tổ chức và quản lý lễ hội tại các quận, huyện, thị xã vào thời gian trước, trong và sau dịp lễ hội đầu Xuân Kỷ Hợi 2019. Cũng trong dịp này, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP Hà Nội có kế hoạch số 02/KH-VHXH khảo sát về tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và công tác quản lý, chuẩn bị tổ chức Lễ hội Xuân 2019, nhằm đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; bảo quản thực phẩm; vận chuyển, sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi sống; sơ chế, chế biến thực phẩm; các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố của các cơ sở, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố. Dự kiến thời gian khảo sát từ ngày 24/1/2019 - 15/2/2019.
 
Huệ Minh

Tin cùng chuyên mục

Nhiều sách hay về Điện Biên Phủ

Nhiều sách hay về Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Chiến thắng Điện Biên Phủ là dấu son chói lọi trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. 70 năm đã trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn luôn được nhắc nhớ tới thế hệ trẻ thông qua những ấn phẩm được xuất bản.
Khúc tráng ca xúc động “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”

Khúc tráng ca xúc động “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”

(PNTĐ) - Tối 2/5, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội”. Chương trình đưa khán giả đi suốt dọc hành trình hơn 3.000 ngày trường chinh đánh giặc cho tới thắng lợi Điện Biên lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu và ngày về Thủ đô trong khải hoàn chiến thắng.
Phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ”

Phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ”

(PNTĐ) - Nhân cuộc đua xe đạp "Về Điện Biên Phủ năm 2024 - Cúp Báo Quân đội nhân dân" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Ban Tổ chức đã phát động cuộc thi ảnh trực tuyến “Khoảnh khắc về Điện Biên Phủ” nhằm lưu giữ và lan tỏa những khoảnh khắc đẹp của các vận động viên và người dân cổ vũ trên hành trình cuộc đua.
Chiếu miễn phí phim tài liệu về Điện Biên Phủ

Chiếu miễn phí phim tài liệu về Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Cục Điện ảnh, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ” trình chiếu miễn phí 6 bộ phim: Điện Biên Phủ, Hồi ức Điện Biên, Chuyện những người lính già, Đồng hành cùng lịch sử, Chia lửa cùng Điện Biên, Điện Biên Phủ niềm hy vọng.