NSƯT Hoàng Tùng rưng rưng hát “Tôi thương mẹ tôi” của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung

THU MÂY
Chia sẻ

(PNTĐ) - Hướng tới chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung đã giới thiệu tới người yêu nhạc ca khúc “Tôi thương mẹ tôi”. Qua giọng hát có sự đồng cảm, đồng điệu giữa nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung và NSƯT Hoàng Tùng, ca khúc “Tôi thương mẹ tôi” ngấm đọng trong sự cảm nhận của người nghe.

“Mẹ là đề tài muôn thuở trong thơ ca cũng như trong âm nhạc, bởi lẽ dù bạn là ai, bạn được sinh ra từ đâu thì đều không thể không nhớ về nguồn cội của mình. Dù có khôn lớn bao nhiêu thì khi trở về bên mẹ chúng ta lại trở thành những đứa con bé bỏng, những người mẹ thì vẫn luôn luôn dành tình yêu vô bờ bến cho những đứa con của mình” -  đây chính là tiếng lòng của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung khi anh viết nên ca khúc “Tôi thương mẹ tôi” và gửi gắm vào giọng hát đầy cảm xúc của NSƯT Hoàng Tùng.

NSƯT Hoàng Tùng rưng rưng hát “Tôi thương mẹ tôi” của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung - ảnh 1
Poster thể hiện sự sâu lắng và tình cảm trong ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung

Chia sẻ về tác phẩm âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung, NSƯT Hoàng Tùng nói: Phải chăng chúng tôi đều đã là người “có tuổi” nên dành tình cảm và những cảm nhận về gia đình lớn hơn, đậm sâu hơn. Vì vậy mà muốn hát, muốn viết nhiều hơn những ca khúc về gia đình, về cha mẹ. Và trong cuộc đời suốt từ ấu thơ cho đến khi trưởng thành, tới về già thì ai cũng luôn luôn lưu giữ, nâng niu hình ảnh về mẹ. Trong bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung những lời viết về mẹ rất mộc mạc, giản dị nhưng cũng đưa đến người nghe nỗi lòng rưng rưng”.

NSƯT Hoàng Tùng rưng rưng hát “Tôi thương mẹ tôi” của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung - ảnh 2
NSƯT Hoàng Tùng 

“Tôi thương mẹ tôi” là tác phẩm thứ 3 NSƯT Hoàng Tùng cộng tác hát nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung sau “Tôi đi”, “Anh sẽ đến khi bình minh” và cũng là tác phẩm Hoàng Tùng tâm đắc. “Âm nhạc của Nguyễn Thành Trung thiên về cảm xúc hơn là bút pháp, nên nhịp điệu và cường độ trong tác phẩm của anh thể hiện rất rõ ở từng câu hát, ấn tượng ở hình ảnh người mẹ lam lũ, gánh gồng chăm lo cho con, cho gia đình. Đó có thể là hình ảnh, câu chuyện của nhạc sĩ đã trải qua và tôi sự đồng cảm, đồng điệu đặc biệt ngay khi nhận ca khúc từ nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung. Tôi nhìn thấy hình ảnh của mẹ tôi, của tôi trong ca khúc. Và có lẽ bất cứ ai ở thế hệ chúng tôi cũng nhìn thấy hình bóng của mẹ mình, tình yêu của mẹ mình với con cái, gia đình trong đó”- NSƯT Hoàng Tùng bày tỏ.

Bản mp3 ca khúc "Tôi thương mẹ tôi" 

Cũng bởi đồng cảm với tác giả của ca khúc nên NSƯT Hoàng Tùng đã nghiên cứu kỹ ca khúc để thể hiện tác phẩm tốt nhất có thể. Anh đã mời nhạc sĩ Vũ Mạnh Cường phối khí trên tinh thần semi-classical (bán cổ điển) và thêm tiếng đàn bầu mềm mại, tha thiết để tác phẩm vừa sang trọng vừa mang hồn cốt văn hóa truyền thống Việt Nam.

Với ca khúc “Tôi thương mẹ tôi”, nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung cũng thể hiện bước chuyển trong sáng tác, khi nhạc sĩ đưa màu sắc dân gian vào ca khúc của mình.

Sau gần 20 năm theo đuổi sáng tác, nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung đã có một “gia tài” các tuyển tập thơ và âm nhạc đáng kể, từ trữ tình, tự sự đến những ca khúc trẻ trung, sôi động; cùng với đó là những ca khúc viết về tình yêu quê hương, đất nước, gần nhất là ca khúc “Đất nước yêu người”, được NSND Quốc Hưng thể hiện trong chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4)… Ca khúc “Tôi thương mẹ tôi” qua sự thể hiện của NSƯT Hoàng Tùng ra mắt dịp tháng 6 để chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) với lời ca, giai điệu hết sức dung dị, chân tình trong ca từ, như lời tự sự, thủ thỉ. Cùng giọng hát bản lĩnh, từng trải, đi vào lòng người của giọng ca Đất Mỏ - Quán quân Sao Mai 2003 – NSƯT Hoàng Tùng (hiện đang công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam) và cái thấu, cái tình của người viết gửi gắm trong từng nốt nhạc nhưng “Tôi thương mẹ tôi” lại thấm vào cảm xúc của người nghe bởi sự gặp gỡ, giao hòa của cảm xúc mà ai cũng có thể thấy mình trong đó.

NSƯT Hoàng Tùng rưng rưng hát “Tôi thương mẹ tôi” của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung - ảnh 3
Hoàng Tùng cho biết, anh thấy chính anh, mẹ anh trong ca khúc "Tôi thương mẹ tôi"

 “Tôi thương mẹ tôi” nằm trong chùm ca khúc nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung viết về cha mẹ và gia đình. Người mẹ trong tác phẩm có nhiều hình ảnh của mẹ anh những tháng năm vất vả, hết lòng vì gia đình, con cái. Anh chọn NSƯT Hoàng Tùng thể hiện tác phẩm “Tôi thương mẹ tôi” bởi có sự đồng điệu về tâm hồn và tuổi tác. Mà như lời của nhạc sĩ, sự thể hiện thành công của NSƯT Hoàng Tùng trong ca khúc đã nói lên hết ý nghĩa, tấm lòng và cảm xúc của anh với mẹ, với cha và gia đình.

Ca khúc “Tôi thương mẹ tôi” ngoài phát hành rộng rãi trên nền tảng số các trang về âm nhạc, bắt đầu từ ngày 3-6 thì tới đây, Hoàng Tùng sẽ thể hiện ca khúc này trong Chương trình “Giai điệu kết nối” về chủ đề Gia đình Việt Nam, phát sóng trên VTV1, ngày 28/6.

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.