Sự nghiệp rực rỡ của các nghệ sĩ tuổi Thìn

Bài và ảnh: Nguyên Vũ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong tử vi phương Đông, rồng là biểu tượng tham vọng và thống trị. Những người sinh năm Thìn (1976) được cho rằng luôn tràn đầy năng lượng và sức mạnh, dễ đạt được giàu có và quyền lực. Trong làng nghệ thuật Việt Nam có những ngôi sao tuổi Thìn tài năng, gây dựng sự nghiệp rực rỡ đáng mơ ước.

Ca sĩ Anh Thơ

Nổi tiếng với dòng nhạc cách mạng và thính phòng, ca sĩ Anh Thơ được công chúng yêu mến khi thể hiện các ca khúc: “Hồ trên núi”, “Ở hai đầu nỗi nhớ”, “Thơ tình của núi”, “Chiếc khăn piêu”, “Đừng ví em là biển”, “Khúc hát sông quê”... Cô từng thực hiện các đêm nhạc: “Tình ca biển bạc đồng xanh” cùng ca sĩ Trọng Tấn (năm 2018), liveshow “Thơ” (2022), tour diễn xuyên Việt “20 năm - những bản tình ca” cùng ca sĩ Trọng Tấn (2023)… và các album “Gửi em ở cuối sông Hồng” (hát chung với Việt Hoàn), “Tình em”, “Như ta có thể”, “Một dòng nghiêng soi”...

Anh Thơ từng là sinh viên trường Nhạc viện Quốc gia Hà Nội, đã giành các giải thưởng âm nhạc như: Giải Nhất Tiếng hát Truyền hình Hà Nội 1998, giải Ba Liên hoan Tiếng hát truyền hình toàn quốc 1999, giải Nhì nhạc thính phòng toàn quốc 2000, giải Nhất giọng ca Sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam 2001…

Sự nghiệp rực rỡ của các nghệ sĩ tuổi Thìn - ảnh 1

Bên cạnh những ca khúc nhạc cách mạng, dân gian, nữ ca sĩ không ngại thử thách mình khi hát những bài nhạc trẻ: “Em một mình quen rồi”, “Tình cũ bao giờ cũng tốt hơn” (hit của Dương Hoàng Yến), ca khúc nhạc Hoa “Tay trái chỉ trăng”, Anh Thơ cùng Trọng Tấn hát “Cả một trời thương nhớ” (Nguyễn Minh Cường) - ca khúc gắn với tên tuổi Hồ Ngọc Hà…

Ngoài ca hát, Anh Thơ còn là giảng viên thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Cô đã giảng dạy và đào tạo nhiều thế hệ học trò, ca sĩ trong hàng chục năm qua. Năm 2023, cô bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Âm nhạc học.

Ca sĩ Trọng Tấn

Trọng Tấn từng đăng ký dự thi trường Lục quân nhưng không qua vòng sơ tuyển vì vóc dáng khiêm tốn. Lựa chọn thứ hai của anh là kiến trúc sư hoặc kế toán bởi khi đó anh chỉ nghĩ mình đàn, hát cho vui chứ không xem đó là con đường, sự nghiệp của mình.

Theo lời Trọng Tấn nói: “Âm nhạc chọn tôi”. Được một người anh gợi ý thi Nhạc viện Hà Nội, Trọng Tấn thử sức và may mắn trúng tuyển. Anh coi đó là bước ngoặt giúp mình gặt hái những thành công về sau. Trọng Tấn tự thấy mình may mắn khi con đường sự nghiệp không có nhiều trắc trở, thậm chí khá suôn sẻ.

Sự nghiệp rực rỡ của các nghệ sĩ tuổi Thìn - ảnh 2

Dấu mốc đáng nhớ với Trọng Tấn là năm 1999, anh đạt giải Nhất cuộc thi Tiếng hát truyền hình. Sau đó, sự nghiệp thăng hoa, anh gặt hái được nhiều thành công. Được khán giả yêu mến, chạy show khắp nơi nhưng Trọng Tấn vẫn miệt mài làm nghề và liên tiếp ra album.

Trong suốt sự nghiệp ca hát của mình, Trọng Tấn luôn đau đáu và trau dồi kỹ thuật cũng như tri thức, để không ngừng khát vọng, công hiến những giá trị nghệ thuật để trở thành mãi là người nghệ sĩ trong tình yêu của nhân dân.

NSƯT Lan Anh

Từ năm 4 tuổi, Lan Anh đã là giọng đơn ca chính của ở đội thiếu nhi thành phố Nam Định và được đặt biệt danh là "chim sơn ca".

Năm 1994, Lan Anh đỗ Thủ khoa Thanh Nhạc tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) dưới sự hướng dẫn của NSND Kim Phúc, NSND Diệu Thúy. Năm 1997, chị đoạt giải Nhì cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội.

Sự nghiệp rực rỡ của các nghệ sĩ tuổi Thìn - ảnh 3

Năm 1999 Lan Anh giành giải Người thể hiện ca khúc nhạc cách mạng hay nhất - Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc. Năm 2000, chị tiếp tục giành giải Nhất cuộc thi Hát thính phòng và nhạc kịch chuyên nghiệp toàn Quốc do Bộ Văn hoá - Thông tin tổ chức. Năm 2001, chị là Quán quân cuộc thi Hát thính phòng, nhạc kịch toàn quốc lần thứ hai.

Do thành tích học tập xuất sắc, Lan Anh được giữ lại trường làm giảng viên. Dưới sự hướng dẫn của Lan Anh, đã có rất nhiều học trò đạt giải cao trong các cuộc thi ca hát chuyên nghiệp và thành công vượt trội.

Song song với công việc giảng dạy, Lan Anh thường xuyên thực hiện các live concert “Ánh trăng tình yêu” (2018), hay các album như: Bài ca hy vọng, Hãy yêu nhau đi, Tình ca xanh, Chuyện tình bolero… Cuối năm 2023, Lan Anh hạnh phúc khi được phong tặng danh hiệu NSƯT cho những cống hiến của mình.

NSND Xuân Bắc

Nghệ sĩ Xuân Bắc sinh ra ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Anh tốt nghiệp Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Xuân Bắc được biết đến qua nhiều phim như: 12A-4H, Ngã ba Đồng Lộc, Chuyện nhà Mộc, Sóng ở đáy sông, Con đường sáng, Hai phía chân trời...

Ngoài vai trò diễn viên, Xuân Bắc còn là một trong những nghệ sĩ hài nổi tiếng được yêu mến trong các chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo quân, Xuân Phát tài... Bên cạnh sự nghiệp diễn xuất, Xuân Bắc còn là MC của một số chương trình như Đuổi hình bắt chữ, Hỏi xoáy đáp xoay, Vua tiếng Việt, Ơn giời cậu đây rồi...

Sự nghiệp rực rỡ của các nghệ sĩ tuổi Thìn - ảnh 4

Xuân Bắc được trao tặng danh hiệu NSƯT vào năm 2016. Anh được bổ nhiệm vào vị trí Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam năm 2016. Năm 2021, anh được bổ nhiệm là Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam. Xuân Bắc là một trong 42 cá nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 2023.

Bên cạnh công việc đóng phim, làm MC, Xuân Bắc tích cực tham gia nhiều hoạt động đoàn thể, các phong trào hoạt động xã hội, phong trào thiện nguyện và có sự ảnh hưởng tích cực tới công chúng, đặc biệt là thanh thiếu niên.

Diễn viên Trương Ngọc Ánh

Trương Ngọc Ánh hoạt động nghệ thuật từ khi mới 16 tuổi với vai trò người mẫu. Sau khi giải nghệ khỏi làng thời trang, Trương Ngọc Ánh vẫn giữ được sức hút của mình với công chúng bởi rất nhiều vai diễn trên truyền hình cũng như trong điện ảnh. Khả năng diễn xuất của Trương Ngọc Ánh được phát hiện bởi cố diễn viên Lê Công Tuấn Anh và cô được thử nghiệm qua bộ phim “Em và Michael” của đạo diễn Phước Sang.

Với vai “Diễm Xưa” trong phim “Em còn nhớ hay em đã quên” (Kịch bản và Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần - 1993), Trương Ngọc Ánh gây được chú ý trong làng điện ảnh thời kỳ đó. Từ đó đánh dấu một bước tiến quan trọng trong sự nghiệp của Trương Ngọc Ánh.

Sự nghiệp rực rỡ của các nghệ sĩ tuổi Thìn - ảnh 5

Sau này, Trương Ngọc Ánh còn được khán giả yêu thích qua nhiều bộ phim như: “Giã từ dĩ vãng”, “Ngọn nến hoàng cung”, “Đồng tiền xương máu”, “Công ty thời trang”, “Áo lụa Hà Đông”, “Hương Ga”...

Nhiều năm qua, nữ diễn viên dần vắng bóng trên màn ảnh, chuyển sang đảm trách vai trò nhà sản xuất phim. Hiện tại, Trương Ngọc Ánh tập trung cho các hoạt động kinh doanh, tổ chức sự kiện. Gần đây, cô còn đẩy mạnh hoạt động ở lĩnh vực nhan sắc, tổ chức các cuộc thi hoa hậu tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.