"Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ": Bức tranh sống động về văn hóa phong tục người Hà Nội

Chia sẻ

Nằm trong chuỗi các hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 8, sáng 16/4, tại Thư viện Quốc gia đã diễn ra hoạt động ra mắt sách Thăng Long Kinh Kì- Kẻ Chợ và chương trình giao lưu, ra mắt sách với sự tham gia của Nhà văn Nguyễn Trương Quý và biên tập viên Hoàng Thanh Thủy-Trưởng ban Biên tập sách Khoa học NXB Kim Đồng.

Là tựa sách mới nhất, gồm hai cuốn, trong Tủ sách Kiến thức Di sản của Nhà xuất bản Kim Đồng do các tác giả Nguyễn Quốc Tín, Nguyễn Huy Thắng dày công biên soạn, Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ đã phác họa một bức tranh sống động về văn hóa - phong tục - lịch sử - con người của Hà Nội xưa, trong những biến thiên của thời cuộc.

Chỉ trong hơn 300 trang sách, Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ đã phác họa một bức tranh sống động về văn hóa - phong tục - lịch sử - con người của Hà Nội xưa, trong những biến thiên của thời cuộc.

Men theo dòng chảy lịch sử, bức tranh Thăng Long - Hà Nội được các tác giả tái hiện cô đọng trong hai thời đoạn ấn tượng, ghi nhận nhiều sự thay đổi sâu sắc, trong dấu tích văn hóa, lịch sử, chính trị, xã hội.

Viết về Thăng Long, Hà Nội vốn là đề tài quen thuộc, được khai thác qua nhiều tác phẩm và ở nhiều thể loại khác nhau. Với riêng Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ của nhóm tác giả Nguyễn Quốc Tín, Nguyễn Huy Thắng, điểm đặc biệt ở chỗ không chỉ dừng lại ở những nội dung biên soạn, tổng hợp các nguồn tư liệu về Thăng Long, Hà Nội xưa mà
tác giả đã vận dụng tài tình nhiều điểm nhìn để soi chiếu một khía cạnh đặc trưng của Thăng Long - Hà Nội: “chất Kinh kì” và “chất Kẻ Chợ” song hành, hội tụ ở đất và người Hà Nội.

Chương trình giao lưu, ra mắt sách có sự tham gia của Nhà văn Nguyễn Trương Quý và biên tập viên Hoàng Thanh Thủy-Trưởng ban Biên tập sách Khoa học NXB Kim Đồng.Chương trình giao lưu, ra mắt sách có sự tham gia của Nhà văn Nguyễn Trương Quý và biên tập viên Hoàng Thanh Thủy-Trưởng ban Biên tập sách Khoa học NXB Kim Đồng. (Ảnh: Đỗ Hữu)
Với lối viết ngắn gọn, ưu tiên đặc tả các sự kiện hoặc nhân vật lịch sử gắn với Thăng Long trong giai đoạn từ thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XIX, đi kèm với những bình luận hóm hỉnh.

Cuốn sách được biên soạn đầy tâm huyết, ngoài các bài ngắn như những lát cắt về con người, lịch sử, văn hóa nghệ thuật… cuốn sách còn có phần Niên biểu tóm lược các mốc thời gian quan trọng, gắn với các sự kiện nổi bật của Thăng Long - Hà Nội, giúp bạn đọc dễ theo dõi và tra cứu thêm.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Khi tình yêu nảy nở giữa người và... AI

Khi tình yêu nảy nở giữa người và... AI

(PNTĐ) - Tình yêu giữa người và trí tuệ nhân tạo tưởng chừng là một khái niệm viễn tưởng xa vời, nhưng trở thành "có thật" trong Tiểu thuyết Người tình của Elara. Ở đó, mối tình chạm đến nỗi cô đơn sâu kín nhất của con người hiện đại, thì thầm với độc giả một điều: “Hãy yêu lại chính mình, từ đoạn đời đã từng tổn thương”.
Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

(PNTĐ) - Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HĐND tại kỳ họp thứ 22 (khóa XVI), ngày 29/4/2025, ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản và công trình kiến trúc cần được tập trung nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa. Đây là bước triển khai cụ thể Luật Thủ đô và các quy định liên quan trong công tác bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn Thành phố.
Liên kết vùng - Động lực phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Liên kết vùng - Động lực phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

(PNTĐ) - Công nghiệp văn hóa (CNVH) đang dần trở thành một trong những trụ cột của nền kinh tế hiện đại, góp phần tạo dựng sức mạnh mềm và hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế. Trong bối cảnh đó, việc thúc đẩy liên kết vùng nhằm tạo ra các sản phẩm CNVH có giá trị gia tăng cao không chỉ là nhu cầu phát triển của Thủ đô Hà Nội mà còn là xu thế tất yếu đối với cả vùng đồng bằng sông Hồng.