Triển lãm “Mê Kông - Chuyện đôi bờ”: Một góc nhìn độc đáo của nhiếp ảnh về cuộc sống

Chia sẻ

Triển lãm ảnh “Mê Kông - Chuyện đôi bờ” diễn ra trong khuôn khổ chương trình Photo Hanoi ‘21 do Viện Pháp tại Hà Nội - L'Espace khởi xướng, nhằm kết nối công chúng với những khía cạnh đa dạng của nhiếp ảnh.

Với chủ đề mở, chương trình Photo Hanoi ‘21 có 6 triển lãm sẽ được tổ chức, trong đó nổi bật là triển lãm “Mê Kông - Chuyện đôi bờ” (Lâm Đức Hiền) tại Trung tâm Văn hóa Pháp, số 24 Tràng Tiền, Hà Nội (từ ngày 14.5 - 11.6).

Để có được những bức ảnh giàu cảm xúc, Lâm Đức Hiền đã thực hiện hành trình trải dài 4.200 cây số dọc sông Mê Kông, từ hạ nguồn nhiệt đới tấp nập, tràn trề sự sống tại đồng bằng sông Cửu Long đến thượng nguồn Tây Tạng nơi tuyết trắng phủ quanh năm. Chuyến hành trình xuyên lục địa này mang một ý nghĩa đặc biệt đối với nhiếp ảnh gia người Pháp gốc Việt này.

Ông chia sẻ: “Dòng sông vừa là ranh giới, vừa là mối liên kết. Trong tiếng Lào và tiếng Thái, “Mê Kông” có nghĩa là mẹ của các dòng sông – thật trùng khớp với câu chuyện của tôi, đứa trẻ được bà và các dì nuôi nấng. Thay vì lần theo lịch sử, tôi muốn thể hiện sông Mê Kông qua góc nhìn của người dân nơi đây, cách họ đang sống, hoạt động kinh tế, nông nghiệp, đánh bắt thuỷ sản ngày nay”.

Trong cuốn nhật ký bằng hình ảnh này, Lâm Đức Hiền đan xen câu chuyện cá nhân của mình với câu chuyện của những người sống bên sông và dựa vào sông. Tại đây, dòng Mê Kông vừa là ranh giới, vừa là mối liên kết giữa những mảnh đất, những nền văn hóa và những phận người.

Không gian triển lãm Lâm Đức Hiền: Mê Kông - Chuyện đôi bờKhông gian triển lãm Lâm Đức Hiền: Mê Kông - Chuyện đôi bờ

Do diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19, Ban Tổ chức dự án Photo ‘21 quyết định sẽ hủy chương trình khai mạc giao lưu với nghệ sĩ của các triển lãm. Tuy nhiên, buổi triển lãm “Lâm Đức Hiền: Mê Kông - Chuyện đôi bờ” vẫn sẽ tổ chức và mở cửa đón công chúng tham dự hoàn toàn miễn phí từ ngày 14.5 với các biện pháp phòng dịch được áp dụng triệt để. 

Nhà nhiếp ảnh Lâm Đức Hiền sinh năm 1966 bên bờ sông Mê Kông, đoạn chảy qua thị trấn Pakse phía Nam Lào. Ông đặt chân đến Pháp năm 1977 sau hai năm sống trong trại tị nạn ở Thái Lan.

Lâm Đức Hiền đã ghi lại hậu quả của những xung đột lớn nhất thế kỷ 20 và 21 tại nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Romania, Nga, Bosnia, Chechnya, Rwanda, Nam Sudan và đáng kể nhất là Iraq, nơi ông gắn bó hơn 25 năm. Ông đã đoạt nhiều giải thưởng nhiếp ảnh, trong đó có những giải danh giá như Giải thưởng Leica, Giải Great European của thành phố Vevey, Ảnh Báo chí Thế giới... 

Một số những hình ảnh được trưng bày tại triển lãm:

Triển lãm “Mê Kông - Chuyện đôi bờ”: Một góc nhìn độc đáo của nhiếp ảnh về cuộc sống - ảnh 2

Triển lãm “Mê Kông - Chuyện đôi bờ”: Một góc nhìn độc đáo của nhiếp ảnh về cuộc sống - ảnh 3

Triển lãm “Mê Kông - Chuyện đôi bờ”: Một góc nhìn độc đáo của nhiếp ảnh về cuộc sống - ảnh 4

Triển lãm “Mê Kông - Chuyện đôi bờ”: Một góc nhìn độc đáo của nhiếp ảnh về cuộc sống - ảnh 5

 Bài và ảnh: THU HÀ

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).