Triển lãm sách trực tuyến Kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Chia sẻ

Độc giả sẽ có cơ hội được tiếp cận với nhiều đầu sách là những tư liệu quý viết về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt thời gian diễn ra triển lãm và Hội sách trực tuyến.

Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng trên con tàu Đô đốc Latouche Tréville tới Marseille mang theo hoài bão lớn lao về tình yêu đất nước, con người cùng khát vọng giải phóng dân tộc khỏi chủ nghĩa thực dân tàn ác.

Người thanh niên ấy đã vượt biết bao thăng trầm hiểm nguy gian khổ, trở thành ngọn cờ đầu trong sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức chuỗi hoạt động gồm Triển lãm sách trực tuyến từ ngày 4/6 đến ngày 15/6 và Hội sách trực tuyến từ ngày 4/6 đến ngày 30/6/2021 trên sàn book365.vn. Cục Xuất bản, In và Phát hành là đơn vị trực tiếp thực hiện chương trình.

Giao diện Hội sách trực tuyến. (Ảnh chụp màn hình)Giao diện Hội sách trực tuyến. (Ảnh chụp màn hình)

Triển lãm sách trưng bày nhiều xuất bản phẩm, tư liệu quý về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh như: “Đường Kách Mệnh,” “Nhật ký trong tù,” “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,” “Lời kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước,” “Bản di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, được thiết kế và sử dụng công nghệ hiện đại sẽ mang đến nhiều trải nghiệm độc đáo cho độc giả.

Triển lãm được chia thành 7 nội dung gồm: Chủ tịch Hồ Chí Minh với quê hương Nghệ An; Chủ tịch Hồ Chí Minh với thủ đô Hà Nội; Chủ tịch Hồ Chí Minh với miền Nam - Thành đồng Tổ quốc; Chủ tịch Hồ Chí Minh với Công an nhân dân; Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quân đội nhân dân Việt Nam; Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh qua những con tem bưu chính; Thế hệ trẻ học và làm theo lời Bác.

Không gian triển lãm các ấn phẩm về Bác. (Ảnh chụp màn hình)Không gian triển lãm các ấn phẩm về Bác. (Ảnh chụp màn hình)

Ngoài ra, Ban tổ chức sẽ phối hợp cùng các nhà xuất bản, đơn vị làm sách tổ chức nhiều sự kiện giao lưu, tọa đàm theo hình thức trực tuyến nhằm kết nối bạn đọc với hoạt động, tạo sự thu hút đối với đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành nhận định: “Triển lãm sẽ góp phần quan trọng khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, bồi đắp niềm tin đối với Đảng, Bác Hồ, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và xây dựng, phát triển đất nước”.

Hội sách trực tuyến kỷ niệm sự kiện 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước tiếp tục được triển khai trên nền tảng công nghệ hiện đại của Hội sách trực tuyến chào mừng Ngày sách Việt Nam lần thứ 8. Theo đó, các gian hàng của gần 100 đơn vị xuất bản, phát hành sẽ được giữ nguyên và bổ sung, tăng cường thêm các đầu sách chất lượng, trong đó có nhiều cuốn sách tiêu biểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và hành trình tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc của Người.

Rút kinh nghiệm từ hội sách trực tuyến quốc gia vừa qua, Ban tổ chức sẽ phối hợp với các đơn vị phát hành, cung cấp số lượng sách phong phú và đa dạng hơn nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của độc giả, đồng thời tiếp tục ghi nhận các đóng góp, cải tiến giao diện, làm mới không gian từng gian hàng nhằm làm tăng sức hấp dẫn cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong việc tìm kiếm, lựa chọn sách. Sách sẽ được giảm giá bán từ 50% tới 70%.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

“Trại hè đặc biệt” của con và bố

“Trại hè đặc biệt” của con và bố

(PNTĐ) - Nghệ sĩ Trung Ruồi xem Bố ơi mình đi đâu thế? là cơ hội quý giá để cha con cùng nhau khám phá và lưu giữ những ký ức tuổi thơ tươi đẹp. Một "trại hè đặc biệt" - nơi có tiếng cười, sự sẻ chia và những khoảnh khắc gắn bó không thể nào quên. Anh cho rằng, đôi khi hạnh phúc chỉ đơn giản là cùng con đi chơi và cùng nhau lớn lên.
Khi “Hạt gạo làng ta” hóa vũ kịch: Nhà thơ Trần Đăng Khoa “xin… lạy” sinh viên Nhân văn

Khi “Hạt gạo làng ta” hóa vũ kịch: Nhà thơ Trần Đăng Khoa “xin… lạy” sinh viên Nhân văn

(PNTĐ) - Trước những nỗ lực thực hiện chương trình Talkshow và Biểu diễn Vũ kịch Hạt gạo làng ta của các sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn diễn ra hôm 14/5, nhà thơ Trần Đăng Khoa, tác giả bài thơ “Hạt gạo làng ta” đã phải xúc động thốt lên: “Tôi xin… lạy! Các bạn làm quá giỏi!”
Khi tình yêu nảy nở giữa người và... AI

Khi tình yêu nảy nở giữa người và... AI

(PNTĐ) - Tình yêu giữa người và trí tuệ nhân tạo tưởng chừng là một khái niệm viễn tưởng xa vời, nhưng trở thành "có thật" trong Tiểu thuyết Người tình của Elara. Ở đó, mối tình chạm đến nỗi cô đơn sâu kín nhất của con người hiện đại, thì thầm với độc giả một điều: “Hãy yêu lại chính mình, từ đoạn đời đã từng tổn thương”.