Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn di sản văn hóa

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Đó là nội dung trọng tâm của Tọa đàm “Ký ức nhân văn và trí tuệ nhân tạo – Vai trò công nghệ với bảo tồn ký ức văn hóa” trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024. Chương tình được tổ chức tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) ngày 10/11.

Ứng dụng AI trong bảo tồn văn hóa đã mang lại nhiều kết quả. Tiêu biểu là dự án phục dựng bức tranh nổi tiếng “Thăng Đường Nhập Thất” của danh họa Victor Tardieu. Đây là bức họa khổng lồ với kích thước 11x7m, được vẽ theo phong cách phương Tây nhưng nội dung tác phẩm hoàn toàn mang chất Việt. Dù được công chúng biết đến nhiều qua bản vẽ lại vào năm 2006, nhưng những tâm tư của danh họa cách nay một thế kỷ vẫn còn nhiều bí ẩn.

TS Trần Hậu Yên Thế, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học quốc gia Hà Nội cho biết, bức tranh “Thăng Đường Nhập Thất” phản ánh sự giao thoa văn hóa Đông - Tây với hơn 200 nhân vật, nhiều trong số đó là các nhân vật có thật và có địa vị trong xã hội đương thời. Không chỉ là tác phẩm nghệ thuật, bức tranh còn là tài liệu lịch sử quý giá, cung cấp cái nhìn toàn cảnh về xã hội phương Đông dưới ảnh hưởng của phương Tây như hệ thống vật dụng, phương tiện giao thông, dạng thức kiến trúc, đặc điểm địa lý, giống cây trồng, vật nuôi, trang phục… Bằng sự tiến bộ thần tốc của khoa học trí tuệ nhân tạo, việc làm sống lại những tác phẩm mỹ thuật để đưa đến công chúng là hoàn toàn trong khả năng của chúng ta.

Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn di sản văn hóa - ảnh 1
Quang cảnh buổi tọa đàm “Ký ức nhân văn và trí tuệ nhân tạo – Vai trò công nghệ với bảo tồn ký ức văn hóa”

Tại Tọa đàm, thạc sĩ Phạm Trung Hưng ,Giám đốc Công ty CMYK cho rằng, AI thực chất là “cánh tay nối dài”, giúp lan tỏa nghệ thuật một cách nhanh chóng hơn nhưng không thể hoàn toàn tự xử lý độc lập. AI có thể mở ra các hướng đi mới nhưng nếu thiếu nghiên cứu và giám sát, các sản phẩm nghệ thuật phục dựng từ AI dễ rơi vào tình trạng hỗn loạn, đánh mất ý nghĩa gốc.

PGS Nguyễn Xuân Thành, nguyên Trưởng khoa Điêu khắc, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cũng nhận định, dù AI hiện đại đến đâu, vai trò của cảm xúc và nhận thức của con người vẫn không thể thiếu khi truyền tải các giá trị văn hóa.

Qua tọa đàm, các chuyên gia đều nhất trí rằng,  AI có thể là công cụ mạnh mẽ cho bảo tồn văn hóa, giúp làm sống lại những tác phẩm mỹ thuật, song không thể thay thế hoàn toàn sự kết hợp tinh tế giữa cảm xúc, hiểu biết và thẩm mỹ nghệ thuật của con người. Việc ứng dụng công nghệ trong bảo tồn kí ức văn hóa nhưng vẫn cần bàn tay và trí tuệ của người nghệ sĩ để truyền tải trọn vẹn giá trị của các tác phẩm lịch sử đến với công chúng.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Giới thiệu sách “Điện phố” tại Thủ đô

Giới thiệu sách “Điện phố” tại Thủ đô

(PNTĐ) - Tối 6/12, tại Nhà Triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, (Hoàn Kiếm), Nhà xuất bản Hà Nội tổ chức Triển lãm nghệ thuật và ra mắt ấn phẩm “Điện phố”. Sự kiện nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Các “Anh trai say hi” thăm báo Nhân Dân, tìm hiểu về báo chí Cách mạng Việt Nam

Các “Anh trai say hi” thăm báo Nhân Dân, tìm hiểu về báo chí Cách mạng Việt Nam

(PNTĐ) - Trưa 6/12, các nghệ sĩ chương trình “Anh trai say hi” đã đến thăm Báo Nhân Dân, tìm hiểu về báo chí cách mạng Việt Nam và giao lưu với bạn đọc trẻ của Báo Nhân Dân tại Trụ sở 71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trước sự chào đón nồng nhiệt của các khán giả trẻ đối với các “Anh trai say hi”, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết đây là lần đầu tiên Báo Nhân Dân có một sự kiện tràn ngập không khí trẻ trung, tưng bừng như vậy.