Vẻ đẹp trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trang phục phụ nữ dân tộc Mường dù không quá lộng lẫy, rực rỡ như nhiều dân tộc khác nhưng vô cùng trang nhã, hài hòa và mang đậm dấu ấn người Việt cổ. Thông qua trang phục, người phụ nữ dân tộc Mường thể hiện sự khéo léo và tinh tế trong việc lựa chọn nguyên liệu cũng như màu sắc từ thiên nhiên.

Một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường về cơ bản gồm những yếu tố sau: chiếc khăn trắng thắt trên đầu, người Mường gọi là bít trôốc (hoặc mũ); áo ngắn, có độ dài vừa chấm eo lưng; áo chùng, tương tự như áo ngắn nhưng được kéo dài xuống ngang đầu gối, phía dưới hơi xòe rộng, hai vạt áo buông tự do tạo cảm giác mềm mại (ngày nay thường chỉ thấy trong các lễ hội); yếm; váy, gồm hai phần chính là cạp váy và chân váy, cạp váy có màu sắc rực rỡ, được dệt rất công phu và là bộ phận nổi bật trên trang phục.

Vẻ đẹp trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường - ảnh 1
Phụ nữ dân tộc Mường trong trang phục truyền thống.
Ảnh: LVHCDT

Nghệ thuật trang trí cạp váy trong trang phục truyền thống của phụ nữ Mường nằm trong dòng nghệ thuật Đông Sơn, được thể hiện qua bố cục, các họa tiết hình học và động vật được cách điệu trên cạp váy, tiêu biểu: hình tượng mặt trời ở trung tâm trống đồng được chuyển hóa thành các ngôi sao 8 cánh đứng san sát cạnh nhau thành một dải ngang trên cạp váy, hoặc những mô típ động vật như: hươu, gà, công, phượng, chân tim, rắn, rồng… thường thấy trên trống đồng cũng được mô phỏng lại trên cạp váy. Màu sắc cũng được lựa chọn rất kỹ lưỡng để trang trí, đảm bảo vừa rực rỡ nhưng vẫn phải hài hòa với tổng thể trang phục.

Đặc biệt, trong bộ trang phục của phụ nữ Mường, chiếc khăn đội đầu có ý nghĩa quan trọng. Khăn có màu trắng. Người Mường quan niệm màu trắng như một sự tinh khiết, thanh cao, là bầu trời, một cõi cực lạc và thoát tục nên phụ nữ Mường đội đầu bằng chiếc khăn màu trắng để thể hiện lòng kính trọng và tôn vinh.

Bên cạnh ý nghĩa về màu sắc, nét tinh tế, độc đáo, mang đậm tính triết học về nhân sinh quan của văn hóa Mường còn được thể hiện rất rõ trong cách đội khăn. Chiếc nút thắt của khăn nằm ở vị trí phía trên búi tóc thể hiện cho sự yên bình. Ngoài ra, bộ trang phục còn có áo chùng (chỉ mặc trong ngày lễ hội), khăn thắt áo, cạp cấu váy, vòng bạc, vòng cườm đeo cổ, đeo tay và bộ xà tích…

Vẻ đẹp trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường - ảnh 2
Phụ nữ dân tộc Mường sử dụng trang phục truyền thống thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày . Ảnh: LVHCDT

Nguyên liệu làm ra vải, màu nhuộm cho trang phục đều được đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Mường lựa chọn từ trong thiên nhiên, từ cỏ cây hoa lá gần gũi với cuộc sống thường ngày của họ. Về màu sắc, phụ nữ Mường không ưa những màu sắc quá chói gắt, rực rỡ; có những bộ phận trong trang phục được quy định thống nhất về màu sắc.

Mỗi chi tiết trên trang phục không chỉ thể hiện giá trị văn hóa mà còn cho thấy sự khéo léo của những cô gái. Những cô gái Mường khoác trên mình bộ trang phục rực rỡ, tựa như những bông hoa đủ màu sắc rực rỡ giữa đại ngàn. Có lẽ chính những điều này đã khiến người phụ nữ Mường luôn cảm thấy tự hào khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Trang phục Mường cùng với những bản sắc văn hóa dân tộc của nó đã bước qua cả giới hạn các buổi lễ hội, biểu diễn... dần trở thành trang phục thường ngày của người Mường xưa và nay.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bộ phim ca nhạc về Trường Sa giành giải Vàng Liên hoan truyền hình toàn quốc

Bộ phim ca nhạc về Trường Sa giành giải Vàng Liên hoan truyền hình toàn quốc

(PNTĐ) - Tại Lễ bế mạc Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 42 diễn ra tối qua 23/3/2025 tại Bình Định, bộ phim ca nhạc “Trường Sa- Bến bờ trong nhau” đoạt giải Vàng ở hạng mục Phim ca nhạc. Là nghệ sĩ vừa đảm nhận vai trò biểu diễn hát tất cả các ca khúc trong phim, là diễn viên, và đặc biệt  còn là người khởi lên ý tưởng về phim, viết kịch bản văn học cùng nhạc sĩ Lê Tâm, tham gia hỗ trợ khâu sản xuất, kết nối giữa các đơn vị hỗ trợ…, NSƯT Khánh Hoà rưng rưng xúc động trước thành tích bộ phim đạt được.
Nghệ sĩ, người dân, du khách tiếp tục ùn ùn đổ về checkin “chia tay” tòa nhà Hàm cá mập

Nghệ sĩ, người dân, du khách tiếp tục ùn ùn đổ về checkin “chia tay” tòa nhà Hàm cá mập

(PNTĐ) - Kể từ khi có thông tin tòa nhà Hàm cá mập nằm ở Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục sẽ bị phá dỡ, người dân Thủ đô, du khách bốn phương ùn ùn đổ về đây chụp hình lưu niệm "chia tay" tòa nhà. Nhất là sau khi tin tức sẽ phá dỡ tòa nhà trước ngày 30/4/2025, càng đông đảo người dân, du khách đổ về chụp ảnh với tòa nhà...
Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

(PNTĐ) -  Trong những năm tới sẽ đổi mới phương thức đào tạo vận động viên thể thao, ưu tiên đầu tư một số cơ sở trọng điểm về đào tạo, huấn luyện vận động viên đỉnh cao, hoàn thiện các chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài trong lĩnh vực thể thao thành tích cao...
NSƯT Ngọc Thu và những ấn tượng không thể quên trong phim “Mẹ vắng nhà”

NSƯT Ngọc Thu và những ấn tượng không thể quên trong phim “Mẹ vắng nhà”

(PNTĐ) - “Cine 7 - Ký ức phim Việt” tuần này mang đến bộ phim "Mẹ vắng nhà” của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư. Đây là một trong tác phẩm tiêu biểu của điện ảnh Việt Nam thập niên 70 - 80. Bộ phim đã giành giải Bông sen Vàng ở LHP Việt Nam lần thứ 5 và giải Lọ hoa pha lê tại LHP Quốc tế Karlovy Vary vào năm 1980.