Vì sao có tục “giết sâu bọ” và “khảo cây lấy quả” dịp Tết Đoan Ngọ?

MC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 5/5 Âm lịch hàng năm còn gọi là Tết Đoan Ngọ, hay là Đoan Dương. Đây là một ngày lễ đặc biệt trong năm của người Việt Nam với nhiều tục lệ dân gian độc đáo. Trong đó có 2 tục lệ khá phổ biến là tục "giết sâu bọ" và "khảo cây lấy quả" mà nhiều người vẫn thực hiện.

Tục "giết sâu bọ" là gì?

Trong cuốn "Tục thờ cúng của người Việt" của nhà nghiên cứu Bùi Xuân Mỹ cho biết, theo quan niệm xưa thì trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hoá, thường có sâu bọ, nếu không trừ khử thì sẽ ngày càng sinh sôi nảy nở, gây nguy hại cho người.

Nhưng giết chúng không phải dễ, và trong chu kỳ một năm thì ngày mùng 5 tháng 5 chúng mới lộ diện nên mới có thể giết chết. "Giết sâu bọ" bằng thức ăn, có hoa quả và rượu nếp, và sau khi ngủ dậy, súc miệng và giết chúng ngay, trước hết ăn rượu nếp vào cho chúng say, sau đó ăn trái cây vào làm cho chúng chết.

Vì sao có tục “giết sâu bọ” và “khảo cây lấy quả” dịp Tết Đoan Ngọ? - ảnh 1
Nhiều gia đình vẫn duy trì tục "giết sâu bọ" bằng rượu nếp cẩm hoặc hoa quả dịp Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch

Đối với con trẻ, có tục bôi vào hai bên thái dương và rốn bụng một ít nước Thần sa Chu sa, cũng có thể cho chúng uống một ít nước đó, để cho con trẻ được an toàn hơn. Ngoài ra, người ta cho trẻ đeo chỉ ngũ sắc và một cục hồng hoàng với những túi nhỏ tết hình quả đào, quả khế, quả ớt... bằng the lụa màu sặc sỡ.

Ngoài ra, trẻ nhỏ còn được nhuộm móng tay móng chân bằng lá móng, trừ ngón tay trỏ và ngón chân trỏ. Chất liệu để nhuộm là một loại lá, gọi là lá nhuộm móng tay, người ta đi hái hay ra chợ mua từ hôm trước, và tối hôm đó giã nhỏ nắm lá đem đắp lên móng tay (trừ móng tay trỏ) và móng chân, buộc lại bằng lá vông, cho đến sáng hôm sau bỏ ra. Móng tay, móng chân có màu đỏ tươi như son trông đẹp mắt.

Những túi nhỏ mà trẻ con đeo gọi là bùa tua bùa túi. Mỗi một túi bùa gồm: Một cục hồng hoàng, kỵ rắn rết; Một túi hạt mùi, kỵ gió; Một quả ớt màu vàng, đỏ, xanh; Một quả khế, mỗi múi một màu; Một quả na; Một quả hồng. Bùa đeo ở cổ hay chéo lên người trong suốt ngày tết.

Đặc biệt, trong quan niệm truyền thống, người ta cho rằng những cây thuốc tìm hái được đúng vào 12 giờ trưa (giờ Ngọ) tết Đoan ngọ đều là những vị thuốc tốt, có thể chữa được bách bệnh. Những lá thuốc, cây thuốc hái được vào trưa mùng Năm này được phơi khô, rồi đem sao sắc uống để chữa bệnh.

Vì sao có tục “giết sâu bọ” và “khảo cây lấy quả” dịp Tết Đoan Ngọ? - ảnh 2
Ở Quảng Nam, vào ngày Tết Đoan ngọ, người dân vẫn giữ được tục lệ bán lá mùng Năm

Những cây được ưa chuộng nhất là lá ngải cửu, lá trầu không, lá đơn, lá ích mẫu, lá cối xay, lá vối... đem về phơi khô, để nấu nước uống cho lành. Lá đơn mùng Năm chữa bệnh đơn rất hay, lá ngải cứu mùng Năm trị bệnh đau bụng rất kiến hiệu.

Trong lễ này, nhiều làng có tục ăn trứng luộc, ăn kê (kê ăn lẫn với đường cát và bánh đa). Người lớn, cả đàn bà uống tí chút rượu hòà tam thần đan hay hồng hoàng, cũng để giết sâu bọ.

Nhà nào nhà nấy làm cỗ cúng gia tiên. Vì đương mùa dưa hấu, nhiều nơi cúng bắt buộc phải có dưa hấu với đường cát. Nhiều nơi con cháu lo biếu tết ông bà cha mẹ, con rể sêu tết cha mẹ, học trò biếu tết thầy dạy. Quà biết tết mùng 5 thường là ngỗng với đậu xanh hay dưa hấu với đường...

Trong tết Đoan Ngọ 5/5, nhiều địa phương còn có tục "khảo cây" lấy quả. Tục khảo cây thường được thực hiện đúng vào giờ Ngọ cùng ngày mùng 5 tháng Năm.

Cụ thể, một người trèo lên cây đại diện cho cây, một người đứng dưới gốc làm việc tra khảo. Người ta khảo hỏi tại sao cây không có quả, và nếu cố tình như vậy sẽ bị chặt hạ.

Người trên cây van lạy xin đừng chặt, hứa mùa tới sẽ ra quả. Sau đó người ở dưới hỏi số lượng quả mà cây sinh nở; tuỳ theo tính chất của cây và ước vọng của người trồng mà người thay cây trả lời nhiều hay ít.

Phong tục tốt đẹp được duy trì

Nhà nghiên cứu văn hoá, phong thuỷ Nguyễn Hoàng - Giám đốc Viện Phong thuỷ Hoàng Gia Việt Nam cho biết, mùng 5/5 âm lịch là ngày Trái đất có vị trí gần Mặt trời nhất, đỉnh điểm là đầu giờ Ngọ (11-13h).

Đây là lúc trời đất tương thông, âm dương trực chiếu, hỏa vượng dẫn dắt, dương khí xung thiên, gọi là Đoan Ngọ. Trong phong thủy, 5 là trung tâm của vạn vật, nên nó còn mang ý nghĩa trực sinh, ngày 5 tháng 5 là nhật nguyệt phùng sinh, dương Càn chỉ lối.

Vì sao có tục “giết sâu bọ” và “khảo cây lấy quả” dịp Tết Đoan Ngọ? - ảnh 3
Tục "khảo cây lấy quả" thường được thực hiện đúng vào giờ Ngọ cùng ngày mùng 5/5 Âm lịch.

Trong ngày này, một số loại côn trùng không chịu được tần số bức xạ của mặt trời, cố tình ẩn nấp, sợ hãi lẩn trốn, nên dân gian phát động phong trào lấy ngày 5/5 là ngày diệt sâu bọ.

Sâu bọ, vi khuẩn thuộc âm, mặt trời thuộc dương. Vào ngày Đoan Ngọ người dân thường hái một số loại cây như chanh, sả, vừng, bưởi để nấu nước tắm gội, dương thịnh thì âm suy, làm cho bệnh ngoài da biến mất.

Cũng theo chuyên gia Nguyễn Hoàng, ngày 5/5 cũng là ngày giỗ quốc mẫu Âu Cơ:

Tháng năm ngày tết Đoan Dương (Ngọ)

Là ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn Lang.

Cho nên ở nhiều vùng quê vẫn coi đây là ngày tết cha tết mẹ, con cháu đi chợ mua tấm bánh đồng quà về kính hiếu. Tục lệ này vẫn còn duy trì được khá nhiều nơi ở miền Trung và miền núi ở Việt Nam.

Vì sao có tục “giết sâu bọ” và “khảo cây lấy quả” dịp Tết Đoan Ngọ? - ảnh 4
Tết Đoan ngọ diễn ra trong giai đoạn chuyển mùa và tiết khí, dịch bệnh dễ phát sinh, sâu bọ cũng phá kén sinh sôi phá hoại mùa màng, chính vì vậy, dân gian có nhiều tục lệ để trừ bệnh, xua đuổi những điều không lành. Một trong số đó là ăn cơm rượu nếp và hoa quả. 

Bên cạnh đó, tháng 5 cũng là dịp thu hoạch xong vụ chiêm, cuộc sống ấm no, nhà nhà phấn khởi, nên tại một số địa phương gọi là ngày tết cơm mới. Họ thường nấu cơm bằng gạo vụ chiêm vừa gặt để tạ ơn trời đất và báo hiếu tổ tiên. Đây là một ngày quan trọng, nên bảo tồn và gìn giữ phong tục tốt đẹp này.

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.