Vụ Đàm Vĩnh Hưng đeo huy hiệu lạ: Cần tăng cường nhận thức chính trị

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Cách sử dụng trang phục của Đàm Vĩnh Hưng trong vụ việc dễ gây liên tưởng đến các vấn đề nhạy cảm chính trị, gây phản cảm và tạo nên dư luận xấu, đặc biệt là khi cả nước đang chuẩn bị kỷ niệm các sự kiện chính trị trọng đại.

Liên quan vụ “huy hiệu lạ” của Đàm Vĩnh Hưng, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đã nhắc nhở các cá nhân, tổ chức tham gia biểu diễn, sáng tạo nghệ thuật cần nâng cao nhận thức chính trị, ý thức trách nhiệm, chú ý đến vấn đề trang phục.

Cách sử dụng trang phục của Đàm Vĩnh Hưng trong vụ việc dễ gây liên tưởng đến các vấn đề nhạy cảm chính trị, gây phản cảm và tạo nên dư luận xấu, đặc biệt là khi cả nước đang chuẩn bị kỷ niệm các sự kiện chính trị trọng đại.

Vụ Đàm Vĩnh Hưng đeo huy hiệu lạ: Cần tăng cường nhận thức chính trị - ảnh 1
Trang phục gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Trong buổi họp báo định kỳ ở Trung tâm báo chí TP.HCM ngày 23/5, ông Trang Thanh Phương - Phó phòng nghệ thuật Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM - đã thông tin về vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đeo “huy hiệu lạ” khi biểu diễn trong liveshow Ngày em thắp sao trời hôm 4/5.

Theo ông Trang Thanh Phương, để làm rõ phản ánh của báo chí và ý kiến giải trình của tổ chức, cá nhân liên quan, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đã tổ chức buổi họp lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn về vụ việc.

Đại diện các cơ quan, đơn vị cho rằng, việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng sử dụng trang phục cách điệu theo phong cách quân đội nước ngoài và các phụ kiện với hình tượng huân, huy chương là không phù hợp với nội dung các tiết mục và tổng thể chương trình. Hành động này, cũng không phù hợp với giá trị văn hóa Việt Nam, dễ làm liên tưởng đến các vấn đề nhạy cảm chính trị, phản cảm và tạo dư luận xấu, nhất là khi cả nước đang chuẩn bị kỷ niệm các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước.

Thời gian qua, một số cơ quan báo chí, trang mạng xã hội và nhiều ý kiến bình luận đã phê phán việc một người có sức ảnh hưởng đến công chúng lại lựa chọn trang phục không phù hợp, ảnh hưởng tiêu cực đến dư luận và xã hội. Bên cạnh đó, một số nhà hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, đại biểu Quốc hội, nhà quản lý, cán bộ lão thành, cựu chiến binh… cũng nhấn mạnh sự phản cảm trong hoạt động biểu diễn tại chương trình; đề nghị cơ quan chức năng quan tâm, xử lý theo quy định pháp luật, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

"Trên cơ sở phân tích, đánh giá và nắm bắt thông tin liên quan, đối chiếu quy tắc ứng xử của người hoạt động nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các quy định pháp luật, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM sẽ có biện pháp đề xuất cấp thẩm quyền xem xét, xử lý phù hợp", ông Trang Thanh Phương cho hay.

Trước đó, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đã mời Công ty TNHH Tiếng Hát Việt, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và nhà thiết kế đến trao đổi và có biên bản ghi nhận các ý kiến phản hồi. Đồng thời, Sở cũng nhắc nhở, đề nghị Công ty Tiếng Hát Việt, các cá nhân tham gia biểu diễn, sáng tạo nghệ thuật cần nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm, nhận thức chính trị. Cùng với đó, quan tâm chú ý đến vấn đề trang phục, hình thức trình bày, tránh gây phản cảm, ảnh hưởng tiêu cực đến dư luận và xã hội trong thời gian tới.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.