Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch từ ứng xử nơi công cộng

Bài và ảnh: M.Ngọc
Chia sẻ

(PNTĐ) - Những năm qua, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình 06/Ctr-TU về Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, trong đó, việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích đền chùa, nơi thờ tự là nội dung quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội.

Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch từ ứng xử nơi công cộng - ảnh 1
Khánh thành bàn giao công trình Bảng mã QR giới thiệu di tích, 
bản Quy tắc ứng xử nơi công cộng theo bộ nhận diện tại chùa Thánh Chúa, phường Dịch Vọng Hậu và Mai Dịch (Cầu Giấy).

Những mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Đến đền-chùa Bà Tấm (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm), du khách có thể cảm nhận được cảnh quan sạch đẹp ở khuôn viên di tích. Ngay từ cổng vào, những thùng phân loại rác được trang trí bắt mắt, thân thiện với môi trường cho đến việc tái chế vỏ chai nhựa thành các giỏ hoa trang trí. Bảng, biển quy tắc ứng xử nơi công cộng được niêm yết rõ ràng, chi tiết ở vị trí dễ nhìn, giúp khách tham quan chấp hành quy định, hướng dẫn tại nơi thờ tự nhằm hình thành những chuẩn mực văn hoá khi tham quan khu di tích.

Ông Phùng Văn Mạnh, Thường trực Ban quản lý Di tích đền-chùa Bà Tấm  chia sẻ: Thực hiện quy tắc ứng xử, di tích đền-chùa Bà Tấm đã để những bảng quy tắc tại những nơi thuận lợi nhất để nhân dân và du khách dễ nhìn và thực hiện. Nhìn chung, mọi người khi đến đây đều thực hiện rất nghiêm túc quy tắc, như giảm tình trạng đốt vàng mã, không thắp hương tại các nơi thờ tự quá nhiều, mọi người đi nhẹ nói khẽ...

Chị Vũ Lan Anh, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Gia Lâm, Hà Nội cho biết: Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy-HĐND-UBND Thành  phố cùng với sự vào cuộc tích cực của Sở Văn hóa và Thể thao, Hội LHPN Thành phố, các ban ngành của huyện Gia Lâm, xã Dương Xá, Hội Phụ nữ huyện Gia Lâm đã tuyên truyền đến hội viên, phụ nữ duy trì thường xuyên tổ chức tổng vệ sinh, chỉnh trang khuôn viên để di tích luôn sạch đẹp, bố trí bảng biển khoa học, cam kết thực hiện nếp sống văn minh trong kinh doanh dịch vụ tại lễ hội… Bên cạnh, hướng dẫn của Thành phố, huyện đã chỉ đạo Phòng Văn hóa-Thông tin chủ động phối hợp Hội LHPN huyện tổ chức thực hiện mô hình “Danh lam thắng cảnh, Di tích lịch sử kiểu mẫu” tại di tích đền-chùa Bà Tấm ở xã Dương Xá. 

Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch từ ứng xử nơi công cộng - ảnh 2
Lễ hội tại di tích lịch sử Đình Chèm (Bắc Từ Liêm).

Cùng với việc tuyên truyền cho du khách đến tham quan thực hiện văn minh ứng xử nơi thờ tự, hội viên phụ nữ cũng tham gia vào chỉnh trang làm đẹp khu di tích, làm những thùng đựng rác phân loại rác thân thiện với môi trường, bên cạnh đó chúng tôi phối hợp BQL di tích tổ chức hoạt động tuyên truyền quảng bá di tích đến người dân. 

Nhằm thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, góp phần làm tăng giá trị đích thực của di tích trong cộng đồng, Hội LHPN quận Bắc Từ Liêm đã phối hợp khảo sát thực tế, triển khai mô hình điểm "Di tích lịch sử kiểu mẫu” tại Di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm.

Theo đó, Hội đã tích cực phối hợp với Đài phát thanh phường tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh và tại các cuộc họp, sinh hoạt hội viên để đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ hiểu, thực hiện các quy tắc ứng xử nơi công cộng tại các di tích đình, chùa, các điểm di tích trên địa bàn phường, từng bước xây dựng và hình thành những chuẩn mực văn hóa của cá nhân khi đến tham quan tại khu di tích.

Ngoài ra, Hội cũng tuyên truyền, vận động thành lập Tổ Phụ nữ nòng cốt tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử với 24 thành viên và bước đầu đi vào hoạt động. Xây dựng tủ trang phục gồm áo dài, váy quây tại nơi di tích và phân công hội viên trực, hướng dẫn, hỗ trợ du khánh tham quan chiêm bái đình mà trang phục chưa phù hợp.

Mô hình điểm tại đình làng Nhạn Tái, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh mới được triển khai từ đầu năm 2024 cũng là một điển hình, mang lại màu sắc mới về môi trường, ứng xử văn minh nơi di tích. Với mô hình này, Chi hội phụ nữ xã Xuân Nộn thường xuyên tổ chức dọn dẹp vệ sinh, làm cỏ phía trong và ngoài khuôn viên đình làng; tuyên truyền vận động các hộ gia đình sinh sống xung quanh khuôn viên đình làng cùng chung tay xây dựng tuyến đường quanh khuôn viên đình thành tuyến đường xanh - sạch - đẹp - nở hoa 4 mùa.

Ứng xử văn minh không chỉ là khẩu hiệu 
Không chỉ tại huyện Gia Lâm, Đông Anh hay quận Bắc Từ Liêm, mô hình xây dựng di tích kiểu mẫu đang được các quận, huyện ở Hà Nội tích cực triển khai. Sự chuyển biến trong văn hóa ứng xử văn minh không chỉ là khẩu hiệu mà đang dần trở thành nếp sống, thói quen từ các ban quản lý di tích đến mỗi người dân đến tham quan, chiêm bái. Xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn”, mô hình “Danh lam thắng cảnh, Di tích lịch sử kiểu mẫu” đã và đang góp phần thể hiện sự trân trọng với các di sản, phát huy giá trị di sản, xây dựng điểm đến đồng thời mang đến diện mạo mới cho những công trình này.

Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch từ ứng xử nơi công cộng - ảnh 3

Thủ đô Hà Nội là vùng đất giàu bản sắc văn hóa khi dẫn đầu cả nước về số lượng di tích trên địa bàn với 5.922 di tích được kiểm kê. Trong đó có 1 di sản thế giới, 20 cụm di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt, 1.163 di tích xếp hạng quốc gia, 1.500 di tích xếp hạng cấp Thành phố. Đây được coi là những di sản vô giá cho muôn đời sau, cũng là tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch Hà Nội. Xác định được ý nghĩa, tầm quan trọng đó, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình 06/Ctr-TU về Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, trong đó, việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự là nội dung quan trọng hướng về nguồn cội, nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long, Hà Nội, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Kế hoạch số 210/KH-UBND về tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn giai đoạn 2022-2025, Thành phố đề xuất Hội LHPN Hà Nội xây dựng mô hình “Danh lam thắng cảnh, Di tích lịch sử kiểu mẫu”, với ít nhất 40 mô hình trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2025. Việc triển khai mô hình này giúp các di tích, danh lam trở nên xanh, sạch, đẹp hơn; đồng thời hạn chế những biểu hiện tiêu cực trong văn hóa ứng xử khi tham quan di tích.

 Theo bà Hoàng Thu Hồng, Trưởng ban Tuyên giáo Hội LHPN Hà Nội: “Việc xây dựng văn hóa ứng xử văn minh tại các di tích, danh lam thắng cảnh góp phần đưa các di tích, danh lam trở thành điểm đến hấp dẫn là một việc làm vô cùng cần thiết. Hội Phụ nữ các cấp đã triển khai thực hiện nhiều công trình, phần việc thiết thực như: Lắp đặt hệ thống bảng biểu quy tắc ứng xử tại danh lam thắng cảnh/di tích lịch sử, ra mắt công trình vườn hồng, trồng hàng cây dọc đường vào khu di tích...”. Mỗi địa phương khác nhau sẽ xem xét cụ thể còn thiếu gì thì bổ sung như bổ sung ghế đá, thùng đựng phân loại rác... tại các điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịc sử. 

Từ kết quả mô hình thí điểm, đến nay Thành phố đã nhân rộng triển khai thực hiện được 30 mô hình danh lam thắng cảnh/di tích lịch sử kiểu mẫu. Hầu hết các địa phương và đơn vị liên quan đều quan tâm đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện thống nhất, bài bản, có sự vào cuộc và phối hợp chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể, đơn vị trực thuộc và sự hưởng ứng tích cực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trong triển khai thực hiện mô hình và thu được kết quả đáng ghi nhận. Với những thành công ban đầu trong xây dựng mô hình Danh lam thắng cảnh/di tích lịch sử kiểu mẫu, thông điệp về văn hóa ứng xử đã được lan tỏa, góp phần đẩy lùi những hành vi ứng xử thiếu văn hóa. Đồng thời, khích lệ sự ra đời ngày càng nhiều những việc làm vì đời sống văn hóa cộng đồng, trong đó có việc ươm mầm, nhân rộng các mô hình điểm từ thành phố tới cơ sở.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bất ngờ với những tài năng trong đêm Chung kết Tiếng hát Hà Nội 2024

Bất ngờ với những tài năng trong đêm Chung kết Tiếng hát Hà Nội 2024

(PNTĐ) - Tối 25/12 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài, gây nhiều bất ngờ cho khán giả về chất lượng thí sinh của mùa giải này. Kết quả chung cuộc, thí sinh người Hà Tĩnh Nguyễn Mộc An đã giành ngôi vị quán quân của cuộc thi.
“Từ trái tim đến trái tim” để xây dựng một cộng đồng hạnh phúc

“Từ trái tim đến trái tim” để xây dựng một cộng đồng hạnh phúc

(PNTĐ) - Năm nay là lần thứ 5 tổ chức, cuộc thi Lan toả năng lượng tích cực của Báo Tuổi trẻ đã thu hút hơn 1.500 video dự thi từ độc giả trên toàn quốc. Các bài dự thi xoay quanh các chủ đề đa dạng như lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, cống hiến cho xã hội, nghị lực vượt qua nghịch cảnh, theo đuổi khát vọng và đam mê...
Đêm nhạc tưởng nhớ Nghệ sĩ, NGND Thái Thị Liên- Người Mẹ của những nghệ sĩ lớn

Đêm nhạc tưởng nhớ Nghệ sĩ, NGND Thái Thị Liên- Người Mẹ của những nghệ sĩ lớn

(PNTĐ) - Tối ngày 28 tháng 12 năm 2024 tới đây, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam sẽ tổ chức một buổi hòa nhạc đặc biệt “Tiếng đàn còn mãi ngân vang” để tưởng niệm Nghệ sĩ, Nhà giáo Nhân dân (NS NGND) Thái Thị Liên, 1 trong 7 người tham gia thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), người thầy đứng đầu ngành Piano đầu tiên và lâu nhất của nhà trường.