17/47 bệnh nhân đang điều trị Covid-19 đã có kết quả âm tính từ 1-2 lần với SARS-CoV-2

Chia sẻ

Tính tới chiều 9/5, tổng số ca mắc Covid-19 trên cả nước vẫn là 288 người, trong đó đã có 241 trường hợp được công bố khỏi bệnh. Tính từ 6h ngày 16/4 đến 18h ngày 9/5: 23 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

17/47 bệnh nhân đang điều trị Covid-19 đã có kết quả âm tính từ 1-2 lần với SARS-CoV-2 - ảnh 1

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện chỉ còn 14.403 người, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện 175 người; Cách ly tập trung tại cơ sở khác 6.145 người; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú 8.083 người.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong số 47 trường hợp mắc Covid-19 đang được điều trị tại 6 cơ sở y tế, đã có 4 ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2. Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2 là 13 ca. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định.

17/47 bệnh nhân đang điều trị Covid-19 đã có kết quả âm tính từ 1-2 lần với SARS-CoV-2 - ảnh 2

Riêng trường hợp BN91 (phi công người Anh) - ca bệnh mắc Covid-19 nặng nhất ở nước ta hiện nay đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, vẫn trong tình trạng rất nguy kịch. Kết quả xét nghiệm dịch tỵ hầu ngày 6/5 của bệnh nhân này đã dương tính trở lại, trong khi xét nghiệm máu và dịch rửa phế quản vẫn âm tính với virus SARS-CoV-2.

Bệnh nhân bị rối loạn đông máu, mắc hội chứng "cơn bão cytokine" - phản ứng miễn dịch dữ dội - tức hệ miễn dịch phản ứng thái quá giải phóng nhiều cytokine chống lại cơ thể thay vì bảo vệ. Do bệnh nhân kháng toàn bộ các loại thuốc rối loạn đông máu đang được dùng trong nước, Bộ Y tế đã phải đặt mua thuốc hiếm từ nước ngoài để điều trị cho nam bệnh nhân này.

Đây là bệnh nhân COVID-19 nặng nhất hiện nay, quá trình điều trị từ ngày nhập viện rất phức tạp, thất thường. Bệnh nhân xác định dương tính ngày 18/3, sốt cao liên tục từ khi nhập viện, suy hô hấp tăng dần, diễn tiến ngày càng xấu dù còn trẻ (43 tuổi) và không có bệnh nền. Hiện tại bệnh nhân này đã trải qua 52 ngày điều trị, trong đó có 33 ngày can thiệp ECMO. Các bác sĩ đang tiếp tục cho người bệnh ECMO, thở máy, lọc máu, dẫn lưu dịch màng phổi.

Căn cứ vào ý kiến của Hội đồng chuyên môn, Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế đã đề nghị Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Chợ Rẫy, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người tiến hành chuẩn bị phương án ghép phổi cho BN91.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.