Ăn vải không gây viêm não Nhật Bản

Chia sẻ

PNTĐ-Nhiều người mắc viêm não Nhật Bản do ăn vải. Tuy nhiên, bác sỹ Trương Hữu Khanh (BV Nhi đồng 1 - TP HCM) đã lên tiếng bác bỏ tin đồn này và “minh oan” cho vải thiều.

 
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tháng 6 -7 hàng năm là mùa chín của vải thiều miền Bắc nhưng lại trùng hợp với tháng cao điểm trẻ em mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Do đó, đã xuất hiện thông tin thất thiệt rằng, nhiều người mắc viêm não Nhật Bản do ăn vải.
 
Ăn vải không gây viêm não Nhật Bản - ảnh 1
Ảnh minh họa
 
Nhận biết bệnh viêm não Nhật Bản
 
Bác sỹ Trương Hữu Khanh cho biết, trái vải rất ngon và bổ dưỡng, thậm chí còn chữa được một số bệnh. Tuy nhiên, nhiều người dân không dám cho con ăn vải vì cho rằng, mùa vải chín, chim về ăn vải nhiều nên muỗi chích chim có mầm bệnh sau đó chích cho người rồi lây bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) cho người. Nhưng sự thật không phải như vậy! Mọi người phải hiểu rõ về căn bệnh và nguyên lý lây bệnh của VNNB để không quá hoang mang.
 
VNNB là bệnh cấp tính do virus, làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương. Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người hoặc từ động vật sang người mà lây truyền thông qua muỗi đốt. Việc ăn uống chung, dùng chung đồ dùng, tiếp xúc gần gũi với người bệnh không làm lây bệnh và tất nhiên việc ăn quả vải không liên quan gì đến lây truyền bệnh VNNB.
 
Ở Việt Nam, bệnh VNNB ghi nhận ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Bệnh thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, đỉnh điểm dịch khoảng tháng 6 – 7. Hàng năm ở nước ta có khoảng từ vài trăm đến hơn nghìn trường hợp mắc viêm não virus và khoảng 20% trong số này là VNNB. Từ năm 1997, sau khi triển khai vắc xin VNNB trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, số mắc và chết do VNNB đã giảm đi rất nhiều.
 
Cách phòng chống căn bệnh
 
Triệu chứng của VNNB thể hiện: Người nhiễm VNNB sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C kèm đau đầu, buồn nôn và nôn nhiều, sau đó co giật, co cứng, liệt và có rối loạn về tinh thần như vật vã, mê sảng, li bì, lú lẫn, hôn mê. VNNB là bệnh đặc biệt nguy hiểm vì trẻ mắc bệnh có thể để lại di chứng nặng nề về thần kinh, chậm trí tuệ, đời sống thực vật… Tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 10 – 20%.
 
Bệnh  VNNB thường gặp ở trẻ từ 5 - 10 tuổi, đa số là trẻ vùng nông thôn, chủ yếu tập trung vào những trẻ chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ. Để chủ động trong công tác phòng chống bệnh VNNB, bác sỹ Khanh khuyến cáo: Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Tiêm chủng với 3 liều cơ bản: Mũi 1 tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi; Mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; Mũi 3 tiêm sau mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
 
Hiện Việt Nam tiêm vắc xin VNNB miễn phí cho trẻ dưới 5 tuổi theo chương trình Tiêm chủng mở rộng đã triển khai tiêm hàng tháng ở tất cả các trạm y tế xã thay vì tiêm từng đợt như trước kia. Đối với trẻ trên 5 tuổi, có thể tiêm vắc-xin dịch vụ nhưng chi phí này không quá đắt.
 
Cách phòng bệnh tốt nhất là loại bỏ các ổ bọ gậy và tiêu diệt muỗi; thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu; ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.
 
Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
 
    Tâm Thanh

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.