Áp xe vùng hố chậu phải do xương cá đâm thủng ruột thừa

Chia sẻ

Bệnh nhân N.V.T, 49 tuổi, quê ở Cần Thơ, được chẩn đoán áp xe vùng hố chậu phải do xương cá đâm thủng ruột thừa. Những năm qua Bệnh viện TWQĐ 108 đã tiếp nhận nhiều trường hợp bị thủng ruột thừa do dị vật: tăm xỉa răng, xương lợn, xương cá,…

Theo lời kể của bệnh nhân T., bệnh nhân thấy đau bụng âm ỉ vùng dưới rốn bên phải, sốt nhẹ 3 ngày trước khi vào Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108. Bệnh nhân uống thuốc giảm đau, hạ sốt thấy người dễ chịu hơn. Sáng 17/6/2020, bệnh nhân T. ra Hà Nội công tác, đến tối cùng ngày thì thấy đau bụng nhiều hơn, người mệt mỏi, sốt nhẹ nên đến Bệnh viện TWQĐ 108 khám. Tại đây bệnh nhân được chẩn đoán viêm ruột thừa cấp ngày thứ 3, khả năng ruột thừa đã vỡ và được chỉ định mổ nội soi cấp cứu giải quyết nguyên nhân.

Bệnh nhân đã khỏe mạnh bình thường.Bệnh nhân đã khỏe mạnh bình thường.

TS.BS Nguyễn Thanh Tâm người thực hiện ca mổ cho biết: khi mổ thấy mạc nối lớn, hồi- manh tràng viêm dính nhiều vào thành bụng vùng hố chậu phải. Ruột thừa bị đâm thủng bởi một dị vật là xương cá, khoảng 1 nửa dị vật vẫn nằm trong ruột thừa, xung quanh ruột thừa có khoảng 30ml mủ thối. Dị vật này chính là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm ruột thừa và áp xe vùng hố chậu phải. Bệnh nhân đã được nội soi lấy bỏ dị vật, cắt ruột thừa, lau rửa và dẫn lưu ổ bụng.

Sau mổ bệnh nhân diễn biến tốt, ăn uống sinh hoạt bình thường và ra viện an toàn sau mổ 4 ngày.

Những năm qua Khoa Phẫu thuật Ống tiêu hóa Bệnh viện TWQĐ 108 đã tiếp nhận và điều trị thành công bằng phẫu thuật nội soi cho nhiều trường hợp bị thủng ruột thừa do các dị vật đâm như: xương cá, xương lợn, tăm xỉa răng,… Bác sĩ khuyến cáo mọi người cần luôn cẩn trọng khi ăn những thức ăn có xương. Nếu không may bị hóc, nuốt phải xương hoặc dị vật, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra, tư vấn, theo dõi và điều trị kịp thời.

PHẠM HẰNG

Tin cùng chuyên mục

​  Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

​ Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

(PNTĐ) - UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi. Theo đó, để đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới, Sở Y tế theo dõi sát, đánh giá tình hình, dự đoán diễn biến dịch trên địa bàn thành phố; có giải pháp khắc phục kịp thời các khó khăn, tồn tại; tham mưu UBND thành phố các văn bản chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố kịp thời, phù hợp, không để dịch lây lan, bùng phát.
Liên tiếp 3 trẻ đuối nước nghiêm trọng: Cảnh báo khi mùa hè đang đến gần

Liên tiếp 3 trẻ đuối nước nghiêm trọng: Cảnh báo khi mùa hè đang đến gần

(PNTĐ) - Dù mới bước vào đầu hè, nhưng chỉ trong 3 ngày cuối tuần vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã liên tục tiếp nhận 3 bệnh nhi đuối nước nghiêm trọng, nguy kịch tính mạng. Đuối nước ở trẻ em thường là hậu quả do sự hiếu động của trẻ nhỏ, sự bất cẩn của người lớn khi trông trẻ và hệ thống sông ngòi, ao hồ, bể bơi... chưa đảm bảo điều kiện an toàn.
Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

(PNTĐ) - Trong bốn năm, chị Xuân (36 tuổi) thực hiện 9 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm nhưng đều thất bại, đến chu kỳ thứ 10, chị đã được trọn vẹn ước mơ có con. “Được da kề da với con, nhìn con mỉm cười, mọi đau khổ nhiều năm qua đều trở nên nhỏ bé”, chị Xuân xúc động nói khi ôm con gái chào đời khỏe mạnh trong lòng. Nhưng để có được “kỳ tích” ấy, vợ chồng chị Xuân đã trải qua hành trình “tìm con” vô cùng gian nan và đầy kiên trì, nghị lực.
5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.