Bệnh gì khi nước tiểu vẩn đục?

Chia sẻ

ĐSGĐ-Nếu lượng nước tiểu nhiều thì màu vàng nhạt, nếu lượng nước tiểu ít thì màu vàng đậm và trông trong suốt. Nếu không như vậy thì gọi là nước tiểu vẩn đục.

 
Khi nước tiểu vẩn đục, cần phải nghĩ đến các bệnh sau:
 
1. Các bệnh viêm ở hệ thống tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, viêm đường niệu, viêm tiền liệt tuyến v.v... Do chứng bệnh viêm làm cho tế bào thượng bì (tế bào biểu bì) và tế bào mủ bong ra, thậm chí hồng cầu thấm ra làm cho nước tiểu vẩn đục. Nếu trong nước tiểu có chứa quá nhiều tế bào mủ hoặc vi sinh vật cũng có thể thấy màu trắng sữa.
 
Bệnh gì khi nước tiểu vẩn đục? - ảnh 1
Ảnh minh họa
 
2. Chứng bệnh viêm trong phụ khoa như viêm âm đạo, viêm phần phụ.
 
3. Bị sỏi hoặc khối u ở thận, ở ống dẫn niệu. Nếu tiểu tiện ra máu và đau đớn là bị sỏi, nếu tiểu tiện chỉ ra máu mà không thấy đau thì là bị khối u.
 
4. Bị viêm gan cấp tính, bị sỏi ở đường mật, bị khối u ở đường mật: Nước tiểu thường thấy màu nâu vàng.
 
5. Bị trúng độc: Trúng độc phenol, trúng độc salol thì nước tiểu thường màu nâu thâm hoặc màu đen.
 
6. Bị bệnh chân voi (bệnh giun chỉ): Do ấu trùng giun chỉ rất nhỏ làm tắc nghẽn ống dịch lim pha, làm cho dịch lim pha hồi lưu bị trở tắc sinh ra nước tiểu có lẫn dịch nhũ, dùng kính hiển vi kiểm tra huyết dịch có thể tìm ra ấu trùng giun chỉ.
 
Mấy điều cần chú ý:
 
1. Khi lượng nước tiểu ít mà khí hậu lạnh thường có thể tiểu tiện ra urate, hình thành chất lắng đọng màu trắng hoặc giống như bụi nước màu phấn hồng, không gây nguy hại gì đối với thân thể. Nhưng những năm gần đây do sự thay đổi thói quen ăn uống trong sinh hoạt, nếu hấp thu dinh dưỡng quá cao thường tồn tại uric acid hơi cao trong máu, cần phải coi trọng.
 
2. Khi uống các loại thuốc như đại hoàng, Vitamin B2, Methyleneblue, Phenothalin sẽ thay đổi màu sắc của nước tiểu, nếu thấy nước tiểu màu nâu vàng cũng không cần phải hoang mang, cứ uống nhiều nước, sau khi ngừng uống những thuốc trên, nước tiểu sẽ trở lại bình thường.
 
3. Nếu dài ngày nồng độ calcium phosphate và urate trong nước tiểu cao dễ hình thành sỏi ở hệ thống tiết niệu thì phải chú ý điều tiết việc dùng thuốc và ăn uống.
 
4. Khi bị các bệnh tình dục như viêm đường niệu do cầu khuẩn lậu, bệnh giang mai v.v... cũng sẽ xuất hiện nước tiểu vẩn đục.
 
5. Phương pháp có hiệu quả nhất để giảm thiểu bệnh tật là tập thành thói quen sinh hoạt tốt, lành mạnh và vệ sinh sạch sẽ như năng tắm giặt và tiêu độc khăn mặt, khăn tắm.
 
6. Uống đủ nước có thể giải độc, bài xuất các chất độc khỏi cơ thể, có thể xối rửa sạch ống dẫn niệu, có thể pha loãng các chất gây nên sỏi, như urate, calcium phossphate v.v... Lượng nước uống mỗi ngày không được dưới 2 lít như vậy sẽ có ích cho sức khỏe.
 
7. Chú ý đến ăn uống: Những người uric acid trong máu dài ngày cao hơn 440 micromole/lít cần ít ăn món ăn hải sản tươi, măng tre, các loại khuẩn nấm ăn và các thức ăn cao protein, khống chế nghiêm ngặt uống các loại rượu, bia.
 
8. Định kì đến bệnh viện kiểm tra nước tiểu, sinh hóa, siêu âm, nếu phát hiện có những khác thường phải sớm nhất điều trị.
 
        Văn Đức

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ 19 – 26/4, toàn Thành phố ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước).
​  Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

​ Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

(PNTĐ) - UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi. Theo đó, để đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới, Sở Y tế theo dõi sát, đánh giá tình hình, dự đoán diễn biến dịch trên địa bàn thành phố; có giải pháp khắc phục kịp thời các khó khăn, tồn tại; tham mưu UBND thành phố các văn bản chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố kịp thời, phù hợp, không để dịch lây lan, bùng phát.