Bệnh thủy đậu, không nên coi nhẹ

Chia sẻ

PNTĐ-Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn.

 
Bệnh thủy đậu, không nên coi nhẹ - ảnh 1
Ảnh minh họa
 
Bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp. Virus gây bệnh thủy đậu lan truyền khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện, hoặc gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo, hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiết từ các nốt phỏng của người bệnh… Bệnh lây lan rất mạnh, bệnh có thể xảy ra quanh năm. Sự lây lan xảy ra trước và sau khi phát ban, khi các mụn nước đã khô vảy thì không còn lây lan nữa. Do vậy, cần phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu để cách ly, tránh lây nhiễm.
 
Thời gian ủ bệnh thủy đậu từ lúc bị nhiễm virus đến lúc phát bệnh là khoảng 2-3 tuần. Giai đoạn này người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và ngứa. Sau đó, bắt đầu xuất hiện các nốt ban đỏ, mụn nước ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh, trong vòng 12-24 giờ có thể nổi toàn thân. Bên cạnh mụn nước, trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn nhưng ở người lớn hay trẻ lớn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói.
 
Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày. Các nốt phỏng khô dần, bong vẩy, thâm lại, thường không để lại sẹo. Thủy đậu là một bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không được chăm sóc và điều trị đúng, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng da tại các nốt phỏng, các nốt này sẽ để lại sẹo.
 
Điều trị thủy đậu bao gồm: Điều trị đặc hiệu là dùng Acyclovir, hiệu quả cao nếu được sử dụng sớm trong 24 giờ sau khi khởi phát; Điều trị triệu chứng gồm chống ngứa, giảm đau, hạ sốt; Điều trị biến chứng đó là dùng kháng sinh nếu có bội nhiễm, điều trị cụ thể khác tùy từng biến chứng; Cách ly bệnh nhân phòng lây lan, vệ sinh thân thể và chế độ dinh dưỡng hợp lý.
 
Cách tốt nhất để phòng bệnh thủy đậu là tiêm phòng vắc xin. Hiện nay lịch tiêm chủng vắc xin phòng thủy đậu là: Tiêm mũi 1 cho mọi đối tượng từ 12 tháng tuổi trở lên. Tiêm mũi 2 nhắc lại cách mũi 1 thời gian là 6 tuần trở đi (không được tiêm 2 mũi cách nhau 4 tuần).  
 
Ở Việt Nam, thói quen tiêm phòng vắc xin cho trẻ còn chưa cao, đến khi dịch bùng phát, các bà mẹ mới đưa con đi tiêm, điều này phần nào dẫn đến tình trạng không đủ vắc xin để cung cấp. Vì vậy, trong thời gian chờ vắc xin, các bà mẹ nên phòng bệnh cho trẻ theo cách sau: Hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người, đặc biệt nơi có người bị thủy đậu.
 
Nếu phải đến chỗ đông người, nên cho trẻ đeo khẩu trang; Vệ sinh chỗ ở, chơi của trẻ thường xuyên, các vật dụng sinh hoạt, đồ chơi cũng cần phải được lau rửa; Thay quần áo, tắm rửa hàng ngày cho trẻ. Giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt là hai bàn tay cho trẻ; Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý; Chế độ ăn uống đủ chất, nhiều hoa quả, rau xanh; Liên hệ với bác sỹ thường xuyên để đưa trẻ đi tiêm phòng kịp thời khi có vắc xin.
 
          BS. Lam Giang

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.